Tin mới

Trung Quốc bắt giữ và xét xử Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai như thế nào?

Thứ sáu, 05/01/2018, 16:00 (GMT+7)

Bạc Hy Lai - con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Bạc Nhất Ba, cựu Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt giữ và xét xử công khai, một sự kiện mang tính biểu trưng của Trung Quốc.

Bạc Hy Lai - con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Bạc Nhất Ba, cựu Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt giữ và xét xử công khai, một sự kiện mang tính biểu trưng của Trung Quốc.

Quá trình bắt giữ và xử lý Bạc Hy Lai

Tháng 2/2012, Bạc Hy Lai - con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Bạc Nhất Ba - Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh - một trong 4 đô thị lớn trực thuộc trung ương Trung Quốc, bị bắt giữ.

Ngày 15/3/2012, trung ương ĐCSTQ quyết định cho thôi giữ chức Bí thư thành ủy, Ủy viên thường vụ thành ủy, Thành ủy viên Trùng Khánh đối với Bạc.

Khi bị bắt, Bạc Hy Lai - con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Bạc Nhất Ba - đang giữ chức Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, Bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh.

Ngày 10/4, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương ĐCSTQ (CCDI) thông báo lập án điều tra ông Bạc "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".

Ngày 26/10, Ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) thông báo ngưng tư cách Đại biểu Ban thường vụ của Bạc.

Ngày 4/11, Hội nghị toàn thể trung ương 7 khóa 17 của ĐCSTQ thông qua hình thức kỷ luật khai trừ đảng đối với Bạc, đồng nghĩa xác nhận ông này không còn được giữ các chức Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên trung ương ĐCSTQ khóa 17.

Xét xử Bạc Hy Lai – sự kiện mang tính biểu trưng của Trung Quốc

Ngày 26/7/2013, vụ án Bạc Hy Lai nhận hối lộ, tham ô, lạm dụng chức vụ được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, đưa ra khởi tố tại Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Tế Nam. Các phiên xử diễn ra trong năm ngày, từ 22 đến 26/8. Đến 22/9, ông Bạc bị kết án tù chung thân, tước toàn bộ quyền lợi chính trị trọn đời.

Cho đến trước thời điểm bị xử lý, Bạc Hy Lai vẫn được xem là một chính trị gia giàu triển vọng và có cơ hội lọt vào ban lãnh đạo Trung Quốc khóa 18, khi Đại hội ĐCSTQ tổ chức vào tháng 11/2012.

Ông Bạc Hy Lai trong phiên xét xử tháng 8/2013.

Kể từ phiên tòa đầu tiên xét xử Bạc Hy Lai, toàn bộ diễn biến phiên xử đã được Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Tế Nam cập nhật trực tiếp trên Weibo (mạng xã hội Trung Quốc), thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng nước này.

Ngoài ra, truyền thông nhà nước cùng các hãng truyền thông tư nhân hàng đầu Trung Quốc như Tencent, Sina,... đều tham gia đưa tin công khai về vụ xử. Theo thông cáo của Tòa trung cấp Tế Nam, có tất cả 19 ký giả từ các hãng thông tấn được nghe xử bên trong tòa, ngoài ra còn hàng loạt đơn vị khác được phép vào khu vực bảo vệ vòng ngoài nhưng không được vào bên trong pháp đình.

Vụ án Bạc Hy Lai là tiền lệ một quan chức cấp cao trong ban lãnh đạo đương nhiệm bị đưa ra xét xử công khai. Giáo sư luật Nhậm Tiến từ Học viện hành chính quốc gia Trung Quốc gọi đây là sự kiện mang tính biểu trưng.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Bạc Hy Lai