Tin mới

Trung Quốc đã thử nghiệm thành công giàn khoan nước sâu mới tại Biển Đông

Thứ sáu, 19/06/2015, 16:05 (GMT+7)

Trong khi Bắc Kinh và Washington đã đạt tới sự đồng thuận về việc thiết lập một cơ chế đối thoại cho quân đội 2 nước để hỗ trợ và thực hành ứng phó với thảm họa nhân đạo vào ngày 12/6 thì cũng ngày này, giàn khoan nước sâu "Sea Bull" của Trung Quốc được thử nghiệm thành công tại Biển Đông.

Trong khi Bắc Kinh và Washington đã đạt tới sự đồng thuận về việc thiết lập một cơ chế đối thoại cho quân đội 2 nước để hỗ trợ và thực hành ứng phó với thảm họa nhân đạo vào ngày 12/6 thì cũng ngày này, giàn khoan nước sâu "Sea Bull" của Trung Quốc được thử nghiệm thành công tại Biển Đông.

Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một giàn khoan nước sâu mới tại Biển Đông trong tháng này

Theo tin tức từ Duoweis, một trang báo của Trung Quốc ở hải ngoại, Sea Bull rời khỏi thành phố cảng Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến để bắt đầu hành trình tới Biển Đông vào ngày 10/6. Trung Quốc trở thành nước thứ 4 trên thế giới xây tự xây dựng giàn khoan nước sâu sau Mỹ, Đức và Australia. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã ca ngợi các nhà khoa học nước này khi đạt được một số bước đột phá kỹ thuật trong thiết kế giàn khoan nước sâu có thể chìm xuống.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành vào ngày 12/6, khi Sea Bull khoan sâu 60m vào đáy biển có độ sâu 3.000 m để thu thập mẫu. "Sea Bull nhẹ hơn các giàn khoan khác có cùng công suất  do các nước khác thiết kế từ 20-30% ", Wan Buyan, chuyên gia trưởng của dự án cho biết. Vì nó có thể khoan sâu 60m dưới đáy biển với trọng lượng chỉ 8 tấn, ông Wan tin rằng nó có thể khoan sâu hơn nữa trong tương lai.

"Đối với thiết kế cần cơ khí của giàn khoan, hầu hết các nước ngoài chọn thiết kế cần đôi trong khi chúng tôi chọn thiết kế cần đơn. Nó không những giúp Sea Bull nhẹ hơn mà còn dễ điều khiển hơn", ông Huang Xiaojun, giáo sư đến từ Phòng thí nghiệm Khám phá Tài nguyên Biển thuộc ĐH Khoa học và Công nghệ Hồ Nam cho biết. Sea Bull sử dụng 24 thanh khoan, vận hành như những viên đạn trong một khẩu súng lục quay quanh một tấm kim loại để khoan sâu vào đáy biển.

Các nhà khoa học phải đối mặt với một thách thức khác trong việc làm thế nào để kiểm soát thiết bị cách mặt biển tới 3.000 m. Họ đã giải quyết điều này bằng cách kết nối Sea Bull với tàu nghiên cứu khoa học thông qua hàng ngàn mét cáp quang. "Chúng tôi đã đặc biệt thiết kế một hệ thống điều khiển cho phép các mệnh lệnh truyền đi được tiếp nhận gần như ngay lập tức. Nó cho phép các tín hiệu cảm biến trở lại boong tàu rất nhanh", ông Luo Bowen đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồ Nam nói. Sea Bull hiện đã trở lại Hạ Môn vào ngày 14/6.

Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news