Lần đầu tiên trong hơn 140 năm qua, Mỹ đã để mất danh hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo IMF, danh hiệu này đã rơi vào tay Trung Quốc. Nhưng cơ sở cho nhận định này liệu có đáng tin?
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay trị giá 17,6 nghìn tỷ USD, cao hơn so với con số 17,4 nghìn tỷ USD của Mỹ. Đây là con số do Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF ước tính.
Vì vậy, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1872 (lúc nền kinh tế Mỹ vượt qua Anh), Mỹ bị đánh bật khỏi vị trí đầu bảng.
IMF đã tính toán các số liệu bằng cách sử dụng sức mua tương đương (PPP) – Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ. Tiền của Trung Quốc phải bỏ ra nhiều hơn so với Mỹ vì thế giá trị nền kinh tế của Bắc Kinh được điều chỉnh lên.
Nếu không có sự điều chỉnh PPP, IMF ước tính nền kinh tế của Trung Quốc có giá trị rất ít – 10,3 nghìn tỷ USD.
Nhưng số liệu GDP mà Trung Quốc cung cấp có thể chính xác bao nhiêu khi mà ngay cả Thủ tướng hiện tại của họ, ông Lý Khắc Cường cũng từng nghi ngờ về tính hợp lệ của nó trong quá khứ?
Một nguồn tin ngoại giao của Mỹ đã tiết lộ rằng vào năm 2007, ông Lý Khắc Cường, lúc đó đang là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh đã nói với đại sứ Mỹ rằng số liệu thống kê GDP của Trung Quốc là “nhân tạo” và “chỉ để tham khảo”.
Liệu Trung Quốc có thực sự trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
Nhưng với số dân 1,36 tỷ người, Trung Quốc thực sự có thể là nền kinh tế lớn nhát thế giới, Matthew Crabbe (tác giả cuốn Myth-Busting China's Numbers) lập luận. Ông đã dành hơn 20 năm để tìm kiếm những con số về đất nước này và sự thật đằng sau chúng.
Trong một bài báo mới, ông đã chỉ ra rằng nếu bạn nhìn vào sức chi tiêu bình quân đầu người – giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong phạm vi một quốc gia trong 1 năm chia cho dân số trung bình trong năm đó – sau đó, thậm chí là điều chỉnh với PPP, Trung Quốc (11.868 USD) không chỉ kém xa so với Mỹ (53.001 USD) mà còn thua cả Turkmenistan (12.863 USD) và Suriname (16.080 USD).
Xem thêm Video tìm hiểu tàu chiến Hải quân Việt Nam :
Vậy làm thế nào để có thể dễ dàng đo được kích thước nền kinh tế Trung Quốc hoặc là một phần của nó?
Không dễ, Crabbe nói. “Một trong những điều quan trọng cần phải hiểu đó là sự bóp méo các con số xảy ra ở cấp thôn làng và cấp tỉnh đã được khuếch đại khi chúng đi ra khỏi chuỗi thu thập thống kê. Từng năm, số liệu GDP mỗi năm cho mỗi tỉnh lại tăng lên nhanh hơn so với tổng số của quốc gia vì vậy nó không logic và không thể tính toán được”.
Ông cho rằng một phần của sự khác biệt này là để phục vụ cho tệ tham nhũng nhưng cũng nói rằng sự không chính xác trở nên trầm trọng hơn bởi quy mô nền kinh tế Trung Quốc rất lớn và tốc độ phát triển của họ.
Số liệu GDP không chính xác có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các công ty đầu tư vào Trung Quốc. Crabbe đã cảnh báo như vậy.
Vào năm 2005, chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh số liệu GDP và số liệu thống kê mà họ đã dựa trên đó có cả doanh số bán lẻ. Sự đồng thuận trong cộng đồng bán lẻ tại thời điểm đó khiến không ai hiểu rõ được kích thước thực sự của thị trường bán lẻ tại Trung Quốc.
“Tôi đã đi qua từng lĩnh vực để xem xét kích thước thật là gì, thị trường bán lẻ phát triển nhanh do đó không thể biết được kích thước thật của chúng là gì. Kết luận của tôi đó là kích thước thật của thị trường bán lẻ tại thời điểm đó chỉ bằng một nửa giá trị mà chính phủ Trung Quốc công bố”, ông nói.
Thật khó để đánh giá liệu độ chính xác của các định nghĩa, các dữ liệu đã thực sự được cải thiện trong những năm gần đây. Nhưng IMF dự báo Trung Quốc tăng trưởng 7,4% trong năm 2014 và 7,1% trong năm 2015, so với Mỹ là 2,2% trong năm nay và 3,1% trong năm tới.
Điều này nghĩa là Trung Quốc không thể từ bỏ vị trí số 1 sớm. Trong thực tế, IMF dự đoán vào cuối thập kỷ này, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có giá trị 26, 98 nghìn tỷ USD – lớn hơn 20% so với Mỹ (22,3 nghìn tỷ USD).
Nhưng trong khi Mỹ giữ ngôi đầu bảng trong 142 năm. Trung Quốc khó có khả năng để soán ngôi – dự báo tài chính dài hạn của IMF và các tổ chức khác đã chỉ ra rằng đến năm 2100, Ấn Độ có thể vượt mặt cả 2 nước này.
Con số quan trọng nhất trên thế giới, trong 30 năm qua và 5 năm tới, chính là tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Trong 30 năm, nền kinh tế của họ tăng trưởng với tốc độ khó tin – khoảng 10% mỗi năm nhưng sau đó đã ngừng lại khi nền kinh tế toàn cầu gặp vấn đề năm 2008 và sau đó giảm rất mạnh.
Sau đó, chính phủ Trung Quốc đã làm điều gì đó phi thường và thuyết phục các ngân hàng cho vay dù cho không có ngày mai. Họ cho vay để đầu tư và đầu tư đã mang lại con số GDP cực cao, 40% hoặc 50%. Tốc độ tăng trưởng quay trở lại. Điều này thật đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, người Trung Quốc đã phát hiện ra cách làm mới này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy, họ đang cố gắng để xây dựng lại nền kinh tế, nhưng điều này không đáng lo bởi mức tăng trưởng hiện nay của họ khoảng 7%.
Biên tập viên kinh tế Robert Peston của BBC nói rằng ông không chắc liệu những con số này có đáng tin. Nhưng câu chuyện lớn đã ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta trong 30 năm qua chính là cuộc cách mạng kinh tế ở Trung Quốc. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã cải thiện mức sống của mọi người bằng cách làm ra những sản phẩm hàng hóa ngày càng rẻ hơn.
Trung Quốc tạo ra những giá trị thặng dư rất lớn sau đó cho vay sang Mỹ để cấp tiền cho sự thâm hụt khổng lồ của mình. Trung Quốc là lực lượng kinh tế lớn trên thế giới – hiện nay vẫn vậy – nhưng họ đang di chuyển theo hướng ngược lại và tốc độ ngày một chậm, cách mà nó đi chậm lại ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Chúng ta không nên ảo tưởng rằng có điều gì đó thực sự lớn trên thế giới có thể tác động tới đời sống của chúng ta đang xảy ra tại Trung Quốc.
Bảo Linh (tin tức BBC)