Tin mới

Trung Quốc "dạy" Philippines cách ứng xử tại Biển Đông

Thứ ba, 14/06/2016, 10:33 (GMT+7)

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang hôm qua 13/4 đã "dạy" Philippines cách ứng xử tại Biển Đông và kêu gọi nước này học Malaysia trong việc đối xử với Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông.

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang hôm qua 13/4 đã "dạy" Philippines cách ứng xử tại Biển Đông và kêu gọi nước này học Malaysia trong việc đối xử với Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông.

Trong bài viết tựa đề "con đường hòa giải tham vấn" được đăng trên tờ The Star (Malaysia) hôm qua 13/6, ông Hoàng Huệ Khang - Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia khẳng định quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Malaysia hiện đang trong thời kỳ "sáng" nhất trong lịch sử. Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đang ngày càng tồi tệ, gặp những "khó khăn" ngày càng nghiêm trọng sau những tranh chấp tại Biển Đông. Ông này cũng lớn tiếng khuyên nhủ Manila nên học hỏi cách "giải quyết tranh chấp" của Malaysia, nên giải quyết “một cách thân thiện”, thay vì “đối đầu” thông qua thủ tục trọng tài "đơn phương”.

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia-ông Hoàng Huệ Khang.

Ông Hoàng Huệ Khang khẳng định, lý do thật sự của sự khác biệt trong mối quan hệ giữa hai nước này nằm ngay trong cách cư xử của các bên trong tranh chấp Biển Đông đối với Bắc Kinh.

Sau khi ca ngợi cách ứng xử "thông minh, phù hợp và mang tính hữu nghị" của Malaysia đối với Trung Quốc, vị đại sứ này đã lớn tiếng chỉ trích cách đối xử có phần "không tốt" của Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino. Theo đại sứ Hoàng Huệ Khang, ông Aquino đang "đánh giá sai tình hình quốc tế" và đang tự biến mình thành "con tốt" trong chiến lược địa chính trị của ngoại bang, và việc làm này là đối đầu với Bắc Kinh.

Những đánh giá của ông Hoàng đang ám chỉ chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ tại khu vực và Philippines là đồng minh tham gia trong chiến lược này của Washington. Ông Hoàng so sánh Tổng thống Aquino không khác "anh hề" và hiện đang muốn "gây sự chú ý và muốn nổi tiếng" sau vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông tại Tòa trọng tài quốc tế.

Ám chỉ sự tốn kếm về vụ kiện này, vị đại sứ nhấn mạnh, khi "ông ấy mãn nhiệm, ngoài những hậu quả nghiêm trọng như phá hoại mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, di sản mà ông ấy để lại chỉ là một đống hóa đơn".

Ông Hoàng còn trích dẫn câu "bán anh em xa mua láng giềng gần" để "cảnh tỉnh" Philippines rằng, "lực lượng bên ngoài"-ám chỉ Mỹ, sẽ có thể đi đến bất cứ đâu mà họ muốn, nhưng "đã là hàng xóm thì không thể di chuyển ra xa nhau".

Ông Hoàng Huệ Khang nói, nhờ sự khôn ngoan trong chính sách "tham vấn hòa giải" đối với Bắc Kinh, Kuala Lumpur hiện đang được hưởng nhiều Chính sách "đặc biệt" và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á suốt 8 năm qua, với giá trị thương mại lên đến 100 tỉ USD.

Sau khi chỉ trích và thuyết giảng về "tấm gương" Malaysia, ông kêu gọi Philippines nên "từ bỏ vụ kiện cũng như ngừng lại việc làm con tốt thí cho quốc gia khác", và khẳng định Trung Quốc luôn "giang rộng vòng tay chào đón Manila quay lại với Bắc Kinh".

Càng gần thời điểm Tòa án Trọng tài PCA ra phán quyết về vụ kiện những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, các đại diện ngoại giao của Bắc Kinh cũng tăng cường mức độ "đe dọa" Manila trên các phương tiện truyền thông tại nước sở tại. "Trò" cũ của các đại sứ Trung Quốc là "vung tiền" mua bài đăng trên các báo lớn.

Trung Quốc đã ngang nhiên ngăn một nhóm người Philippines khi họ đang thực hiện kế hoạch đặt chân lên bãi cạn Scarborough để cắm quốc kỳ của Philippines.

 
Khung chung của những bài viết "được mua" này thường là bịa đặt trắng trợn về yêu cách "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, đổ lỗi cho các nước khác "chiếm đảo"; Bắc Kinh luôn giữ thái độ kiềm chế, kêu gọi tham vấn đàm phán "song phương", khuyên "gác tranh chấp để cùng khai thác" trong thời gian chờ giải pháp. Sau đó những bài báo được mua bằng tiên này sẽ rút ra kết luận, vụ kiện tại PCA là nỗ lực đơn phương nhằm hợp pháp hóa các đảo và rạn san hô chiếm đóng trái phép, và Trung Quốc cho rằng, mình "không cần chấp nhận hay tuân thủ phán quyết".

Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Anh - ông Lưu Hiểu Minh cũng đã viết bài xin đăng trên báo Anh chống phá quyết liệt vụ kiện của Philippines với những luận điệu ngang ngược chẳng khác gì các đồng nghiệp của mình. Ông Lưu còn đe dọa Philippines rằng: “Hãy dừng ngay việc đùa với lửa ở Biển Đông”. 

Âm mưu độc chiếm toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh gây quan ngại sâu sắc cho cả thế giới và vấp phải sự phản đối của các quốc gia liên quan, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. 

Bất chấp sự đe dọa liên tiếp và ngày càng gay gắt từ phía Trung Quốc, Tổng thống Aquino khẳng định sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng, và sẽ tiếp tục từ chối đề nghị đối thoại song phương. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây cho rằng, đối diện với áp lực kinh tế ngày càng lớn, tân Tổng thống Philippines-ông Duterte có thể sẽ phải nhượng hộ vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

Trong một diễn biến có liên quan, cũng trong ngày hôm 12/6, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã ngang nhiên ngăn một nhóm người Philippines khi họ đang thực hiện kế hoạch đặt chân lên bãi cạn Scarborough để cắm quốc kỳ của Philippines.

Nghiêm Thu
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news