Tin mới

Trung Quốc: Không lo điểm kém vì có thể vay "ngân hàng điểm"

Thứ sáu, 13/01/2017, 10:05 (GMT+7)

Tân Hoa xã đưa tin, mới đây, trường Trung học Số 1 tại Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô đã đưa ra sáng kiến lập "ngân hàng điểm" cho học sinh "vay" khi bị điểm kém.

Tân Hoa xã đưa tin, mới đây, trường Trung học Số 1 tại Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô đã đưa ra sáng kiến lập "ngân hàng điểm" cho học sinh "vay" khi bị điểm kém.

Truyền thông địa phương đưa tin, sáng kiến được áp dụng cho 49 học sinh trong một chương trình đặc biệt nhằm hỗ trợ thi vào các trường đại học Mỹ hồi tháng 11/2016. Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh giảm bớt áp lực thi cử.

Cụ thể, 49 học sinh này có thể "vay điểm" từ ngân hàng cho các môn học khó như ngôn ngữ, sinh học, hóa học và lịch sử. Hoạt động của ngân hàng điểm tương tự với hoạt động thật. Học sinh sẽ được cấp "thẻ tín dụng điểm". Số điểm trong thẻ sẽ phụ thuộc vào hành vi, chuyên cần và hoàn thành nhiệm vụ trên lớp. Và dĩ nhiên, "vay phải có trả", các em sẽ hoàn lại số điểm đã mượn vào những lần thi sau đó hoặc kiếm điểm cộng nhờ phát biểu trong giờ. 

Ảnh minh họa.

Nếu không "trả nợ đúng hạn", học sinh này sẽ bị phạt và liệt vào danh sách đen. Họ thậm chí có thể nhờ trả nợ giúp nếu được giáo viên chấp thuận.

Đại diện nhà trường cho biết, đây là một trong những sáng kiến nhằm thay đổi văn hóa thi cử và "khám phá một hệ thống đánh giá mới". Người đại diện nhấn mạnh, điểm số hiện đã trở thành mọi thứ khiến học sinh bị áp lực vô cùng lớn trong mỗi kỳ thi.

Trong thời gian qua, hệ thống giáo dục của Trung Quốc luôn bị chỉ trích vì quá cứng nhắc và lệ thuộc và điểm số. Theo kết quả điều tra năm 2014, hầu hết các trường hợp học sinh tự tử đều là do chịu sức ép từ thi cử. 

Chính vì vậy, sáng kiến "vay ngân hàng điểm" đang thu hút sự quan tâm của Cộng đồng mạng. Tuy nhiên, sáng kiến vẫn được đóng góp thêm nhiều ý kiến. Một số người tin rằng đây là một ý kiến hay, tuy nhiên nhiều người khác lại lo ngại hành động này sẽ khiến học sinh "ỷ lại vào ngân hàng điểm".

"Học sinh sẽ không còn nghiêm túc thi cử vì nếu làm bài không tốt, có thể làm lại lần nữa. Mà đời có cho ta cơ hội thứ 2 bao giờ", một cư dân mạng Weibo bình luận. Một chuyên gia giáo dục nói rằng sáng kiến này là “con dao hai lưỡi”; học sinh ít coi trọng bài kiểm tra và dần thành quán tính.

Nghiêm Thu (Tân Hoa xã)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news