Một tờ báo của Trung Quốc vừa đưa tin rằng việc phản đối dự án thủy điện Trung Quốc đầu tư ở Myanmar đang được dàn dựng bởi một nhóm "cực đoan" ở trong nước và nó sẽ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho các dự án đầu tư chung.
Lãnh đạo Myanamr trong chuyến thăm Trung Quốc mới nhất. Ảnh: CNN |
Việc đình chỉ dự án đập thủy điện Mytsone diễn ra trong năm 2011 do cựu tổng
thống Thein Sein chỉ đạo, hiện vẫn còn là một điểm gây chia rẽ giữa hai nước.
Myanmar đình chỉ dự án với lý do lo ngại về môi trường, nhưng quyết định cũng được coi là một nỗ lực nhằm tránh sự phụ thuộc khỏi Bắc Kinh. Có lẽ quyết định phát sinh từ tranh cãi về việc phải tổ chức lại kế hoạch đầu tư Trung Quốc.
Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi, nhà lãn đạo quyền lực đầu tiên của Myanmar được bầu cử dân chủ trong 25 năm qua, cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng trước rằng chính phủ mới của bà đã sẵn sàng để tìm kiếm một giải pháp phù hợp với cả hai nước.
Một ủy ban của Myanmar đang xem xét lại dự án, và các đề xuất đập thủy điện.
Nhưng Suu Kyi đang bị áp lực ở nhà từ các nhóm xã hội dân sự không muốn phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Người dân Myanmar phản đối đập thủy điện do Trung Quốc đầu tư. Ảnh: Getty |
Tờ Study Times, tờ báo xuất bản hai lần một tuần của Trường Đảng Trung ương, nơi đào tạo các quan chức cấp cao Trung Quốc, cho biết trong một bài bình luận rằng các dự án đập thủy điện đã bị tấn công một cách vô lý.
"Trước và sau chuyến đi của bà Suu Kyi đến Trung Quốc, một số phương tiện truyền thông Myanmar cực đoan, các tổ chức phi chính phủ và những người nóng nảy đã lên tiếng phản đối đập Myitsone, các dự án quy mô lớn khác trên sông Salween và yêu cầu các dự án phải dừng lại", tờ báo cho biết.
"Một số phương tiện truyền thông Myanmar thậm chí còn nói rằng ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các đập nước là một bước quan trọng để cho thấy rằng Myanmar đã thoát ra khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc", tờ báo cho biết.
Trong khi thật khó để biết đâu mới là tiếng nói thực sự của Myanmar, khi mà các "ý kiến cực đoan" đã thống trị truyền thông tư nhân ở Myanmar, tờ báo nói thêm.
"Điều này đã gây ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến dư luận và gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho các dự án hợp tác chung," nó nói.
Tìm một giải pháp cho dự án Myitsone là vấn đề quan trọng đối với bà Suu Kyi, người cần sự hợp tác của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số người Myanmar hoạt động dọc theo biên giới Myanmar với Trung Quốc.
Tờ Study Time của Trung Quốc cũng ca ngợi bà Suu Kyi vì đã chọn Trung Quốc là điểm công du nước ngoài đầu tiên sau khi chính phủ của bà nhậm chức, tờ báo này nói rằng đây là "sự công nhận tầm quan trọng của mối quan hệ đang có".
Trung Quốc không phải "người bạn thời vụ", tờ báo này cho biết.
"Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của Myanmar, nơi mà phương Tây không sẵn sàng đầu tư", tờ báo nói thêm.
Quý Vũ (Reuters)