Tin mới

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch tham vọng “Made in China”

Thứ tư, 20/05/2015, 15:03 (GMT+7)

Trung Quốc đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng: cải tạo và nâng cấp lĩnh vực sản xuất lên ngang tầm với các nước công nghiệp trong vòng 10 năm.

Trung Quốc đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng: cải tạo và nâng cấp lĩnh vực sản xuất lên ngang tầm với các nước công nghiệp trong vòng 10 năm.

Máy lắp ráp ô tô tại nhà máy Geely Auto, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Đến năm 2025, các nhà sản xuất Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy năng suất đến tột cùng thông qua đổi mới, tạo ra một loạt các công ty đa quốc gia cạnh tranh trên toàn cầu đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường. Điều này đã được đưa ra trong kế hoạch "Made in China 2025" của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

"Sản xuất là đường ra để Trung Quốc tìm kiếm một hướng đi kinh tế mới và một lợi thế cạnh tranh toàn cầu mới", bản kế hoạch cho biết.

Kế hoạch này được đưa ra khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và lĩnh vực sản xuất hàng thấp cấp giảm sút trong bối cảnh chi phí lao động tăng, nhu cầu xuất khẩu bị thu hẹp, tài nguyên và môi trường bị hạn chế chặt chẽ hơn.

Tài liệu này nêu bật lên 10 lĩnh vực trọng tâm mà Trung Quốc tập trung để xây dựng lĩnh vực sản xuất hàng cao cấp. Bao gồm: công nghệ thông tin mới, công cụ điều khiển số và robot, thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị kỹ thuật đại dương và tàu công nghệ cao, thiết bị đường sắt, phương tiện năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng, thiết bị điện, vật liệu mới, y sinh học và các thiết bị y tế, máy móc nông nghiệp.

Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc sản xuất toàn cầu vào năm 2049 và nền tảng sản xuất mạnh mẽ sẽ rất quan trọng đối với an ninh quốc gia, tài liệu này khẳng định.

"Sự biến đổi là một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ trong môi trường kinh tế vĩ mô", chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng ANZ, Raymond Yeung Yue-ting cho biết. "Việc nâng cấp ngành công nghiệp sẽ giúp tăng thu nhập của người dân và định hướng tiêu thụ trong nước".

Theo tin tức từ tờ Tài Tân, bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miao Wei cho biết nước này không có công nghệ cốt lõi trong một số ngành công nghiệp và cần một kế hoạch toàn diện để tạo đột phá.

Năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 210 tỷ USD để nhập khẩu các vi mạch. Con số này nhiều hơn số tiền họ chi để mua dầu thô. Nhưng ông Miao ch obieets sự phát triển của các mặt hàng cao cấp sẽ cản trở một số quốc gia phương Tây xuất khẩu hàng hóa của họ sang Trung Quốc.

Kế hoạch này nhấn mạnh sự đổi mới như một cách để xây dựng lĩnh vực sản xuất hàng cao cấp nhằm thiết lập 15 trung tâm đổi mới sản xuất quốc gia vào năm 2020 và 40 trung tâm vào năm 2025.

Trung Quốc muốn tạo ra bước đột phá trong các công nghệ then chốt bao gồm cả việc cải thiện khả năng thích ứng của các vi mạch trong nước, tăng cường công nghệ truyền thông di động và sản xuất ra các robot đa năng.

Bắc Kinh cũng sẽ nghiên cứu và phát triển máy bay thân rộng, khuyến khích hợp tác quốc tế để sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng, tài liệu này cho biết.

Yeung cho biết kế hoạch cải tạo và nâng cấp đầy tham vọng này có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào các Chính sách hỗ trợ của chính phủ.

"Điều quan trọng là phải có thêm các chính sách để khuyến khích đầu tư tư nhân và đưa vào các công nghệ nước ngoài", ông Yeung cho biết thêm.

Trung Quốc đã có được một số bước tiến trong việc thúc đẩy ngành sản xuất cao cấp trong những năm gần đây, chẳng hạn như việc xây dựng đường sắt cao cốc. Nhưng họ cũng phải đối mặt với những thất bại trong cuộc chiến chống tham nhũng, quan liêu trong nước.

Bảo Linh ( tin tức SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news