Truyền thông Trung Quốc cho biết, sau 6 tháng triển khai chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan gây bất ổn ở khu tự trị Tân Cương, nước này đã tiêu diệt được 115 nhóm khủng bố.
The Diplomat dẫn nguồn từ China Daily cho hay, sau nửa năm thực hiện, chiến dịch "trấn áp mạnh" tại Tân Cương tiêu diệt 115 nhóm khủng bố và "chặn được hầu hết các vụ tấn công khủng bố". Nhà chức trách còn đóng cửa 171 "khu đào tạo tôn giáo" và bắt 238 người.
Chính quyền Tân Cương đã xử lý 44 vụ liên quan đến hướng dẫn sử dụng chất gây nổ trên Internet và 294 trường hợp phát tán video bạo lực, trang tin cho biết nhưng không công bố thêm chi tiết. Cơ quan chức năng tịch thu hơn 18.000 tài liệu, 2.600 đĩa DVD cùng 777 thẻ nhớ máy tính "có liên quan đến chủ nghĩa tôn giáo cực đoan".
Theo các phương tiện truyền thông, chính quyền Tân Cương tỏ ra hết sức tự hào vì các biện phá an ninh của họ đã có tác dụng "ngắn chặn hầu hết các cuộc tấn công khủng bố trước khi chúng được thực hiện".
Lực lượng an ninh tuần tra gần Quảng trường Nhân dân ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương
Tuy nhiên, các biện pháp mạnh cùng mạng lưới an ninh đặc kín cũng ảnh hưởng không ít đến cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại đây. Chính quyền Tân Cương bị cáo buộc đã cấm những tập quán truyền thống của người Hồi giáo như ăn chay trong tháng Ramadan, mang khăn trùm đầu khi đi ra ngoài...
Sau chuyến thị sát Tân Cương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo bắt đầu chiến dịch sử dụng "các biện pháp cực kỳ cứng rắn và phương thức đặc biệt" để trấn áp khủng hôm 23/5 và dự kiến kéo dài trong một năm.
Động thái trên được đưa ra một ngày sau khi khu chợ ngoài trời ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, bị đánh bom làm 44 người chết và hàng chục người bị thương. Đây là vụ tấn công chết người thứ ba xảy ra tại khu tự trị chỉ trong vòng hai tháng. Bắc Kinh sau đó điều động thêm cảnh sát tới Tân Cương,
Tân Cương, vùng tự trị ở cực tây Trung Quốc giàu tài nguyên, là nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ. Mâu thuẫn sắc tộc khiến nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ tấn công bạo lực. Chính quyền Bắc Kinh luôn nhấn mạng vai trò của hệ thống pháp luật trong việc thúc đẩy "pháp quyền" tại Tân Cương nói riêng và Bắc Kinh nói chung.
Theo Yên Yên (The Diplomat)