Hòa Thân được nhiều người biết đến là "đệ nhất quan tham" vào thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ông là vị quan được Càn Long đế sủng ái nhất lúc bấy giờ, được thăng quan tiến chức nhanh như diều gặp gió.
Tuy nhiên, quyền lực càng lớn, dục vọng càng nhiều, Hòa Thân dần chìm vào vòng xoáy quyền lực. Cuối cùng, ông bị Gia Khánh đế xử tử vì biển thủ 1 tỷ lượng bạc.
Trước khi qua đời, Hòa Thân đã để lại cho các con 2 mệnh lệnh bí mật. Điều này thực sự đã bảo vệ họ trong hơn 200 năm. Vậy thì mệnh lệnh bí mật đó là gì?
Hòa Thân sinh vào năm Càn Long thứ 15, là thành viên của Chính Hồng Kỳ Mãn Châu. Dù bề ngoài có gia thế khá giả nhưng thực tế gia đình Hòa Thân lại rất nghèo. Nếu không có những người hầu trung thành thì Hòa Thân có lẽ không thể leo lên vị trí cao sau này.
Bản thân Hòa Thân là một người thông minh và chăm chỉ. Ông tự mình vào được Hàm An Cung và thông thạo 4 thứ tiếng: Mãn Châu, tiếng Trung, tiếng Mông Cổ và tiếng Tây Tạng. Ngoài ra, ông còn biết Tứ Thư và Ngũ Kinh. Chính nhờ tài năng này mà giáo viên rất ngưỡng mộ, muốn thăng chức cho Hòa Thân.
Năm 1768, Tổng đốc Phùng Anh Liêm đã gả con gái của mình cho Hòa Thân khi ông mới 18 tuổi và chưa có thành tích gì. Năm sau, Hòa Thân tham gia khoa thi nhưng bị trượt, sau ông được thế tập thế chức "Khinh xa Đô úy".
Ngoại hình của Hòa Thân thực sự có một lợi thế rất lớn. Ông đẹp trai, thông thạo nhiều thứ tiếng, lại có gia thế vững vàng nên sớm vươn lên vị trí trụ cột. Ở bên Càn Long, cơ hội thăng tiến càng nhiều.
Hòa Thân có EQ cao, tài ăn nói và giỏi quan sát tâm trạng cũng như ánh mắt của Càn Long. Để làm hài lòng hoàng đế, hàng ngày sau khi trở về nhà, ông đều đọc sách, học thuộc thơ để có thể trả lời trôi chảy khi nói chuyện với nhà vua.
Hoàng đế Càn Long cảm thấy vô cùng thoải mái khi có Hòa Thân ở cạnh. Hòa Thân cũng nhận được sự đối đãi đặc biệt từ Càn Long, địa vị chính thức của ông cũng tăng như tên lửa.
Chỉ trong vòng 5-6 năm, Hòa Thân đã được thăng chức lên Tổng quản Nội vụ phủ, đồng thời giữ các chức Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Quốc sử quán Tổng tài, được ban thưởng ban triều quan Nhất phẩm, cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành.
Con trai cả của ông thậm chí còn được Càn Long gả Thập công chúa cho. Có thể nói Hòa Thân thực sự là người được lòng Hoàng đế Càn Long.
Đáng tiếc, khi quyền lực càng lớn, Hòa Thân cũng dần rơi vào vòng xoáy tiền bạc. Khi nhìn thấy những khoản tiền hối lộ khổng lồ, Hòa Thân dần mờ mắt, lún sâu.
Thời bấy giờ, vua Càn Long thích tuần du Giang Nam. Tuy nhiên, mỗi chuyến đi như vậy cần rất nhiều tiền, ngân khố quốc gia không cho phép hoàng đế rót hết tiền cho chuyến đi. Lúc này, Hòa Thân phải bỏ tiền túi ra để phục vụ nhà vua. Chính vì vậy mà Càn Long phải nhắm mắt làm ngơ trước sự tham nhũng của Hòa Thân.
Khi Gia Khánh đế lên ngôi, ông bắt đầu vạch tội Hòa Thân, tịch thu tài sản và kết án tử hình. Cuối cùng, họ tìm thấy 1 tỷ lượng bạc tại nhà Hòa Thân, tương đương với nguồn thu thuế của chính quyền nhà Thanh trong hơn 10 năm.
Đoán trước được vận mệnh của mình, Hòa Thân đã có 2 mệnh lệnh bí mật để bảo toàn thế hệ tương lai. Điều đầu tiên ông giải quyết chính là gia phả.
Nếu nắm được gia phả nhà Hòa Thân trong tay thì sẽ xác định được con cháu ông là những ai, vì vậy, ông đã yêu cầu con cái tiêu hủy nó. Như vậy, triều đình không thể xác định được tên cụ thể. Mặt khác, triều đình sẽ ảo tưởng rằng gia tộc Hòa Thân không uy tín, không đáng sợ.
Sau gia phả thì từ đường cũng cần xử lý. Nếu con cháu Hòa Thân xây dựng nhà thờ tổ thì rất có thể hoàng đế sẽ biết vị trí của họ và tìm ra, vì vậy, ông ra mật lệnh cấm con cháu xây từ đường.
Sau khi 2 việc này được giải quyết, con cháu Hòa Thân có thể sống ẩn dật giữa những người bình thường. Về sau, hoàng đế Gia Khánh không còn truy đuổi họ nữa, con cháu Hòa Thân vẫn sống bình yên cho đến nay.