Tin mới

Từ chối gặp Vương Nghị: Triều Tiên không muốn làm vật hy sinh

Thứ năm, 20/04/2017, 17:30 (GMT+7)

Mới đây, thông tin về việc Trưởng đoàn đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc Vũ Đại Vĩ bị Triều Tiên từ chối tiếp đón đang nhận được sự chú ý cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.

Mới đây, thông tin về việc Trưởng đoàn đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc Vũ Đại Vĩ bị Triều Tiên từ chối tiếp đón đang nhận được sự chú ý cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.

Nhật báo Triều Tiên đưa tin, Trung Quốc cử Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Trưởng đoàn đàm phán  6 bên về phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên Vũ Đại Vĩ có chuyến thăm đến Triều Tiên, tuy nhiên đã bị phía Bình Nhưỡng từ chối.

Tờ Bloomberg (Mỹ) dẫn một nguồn tin cho biết, Vũ Đại Vĩ đã gửi yêu cầu hội kiến cho phía Triều Tiên, tuy nhiên đối phương vẫn chưa hồi đáp.

Trong buổi họp báo, khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố, “bạn nên đi hỏi người đưa tin này, rằng anh ta đã lấy thông tin này từ đâu?”

Trước đó một ngày, ông Lục Khảng cũng khẳng định rằng không biết thông tin này bắt nguồn từ đâu.

Như tiền lệ, những hành động của ông Vũ Đại Vĩ thường đồng thời triển khai với cả Hàn Quốc và Triều Tiên. Ví dụ như tháng 2/2016, Vũ Đại Vĩ đã tiến hành hai chuyến thăm Triều Tiên và Hàn Quốc. Vì vậy, vì sao lần này, Trung Quốc và Triều Tiên lại không đưa tin tức về chuyến thăm của Vũ Đại Vĩ?

Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga bị nghi gửi tối hậu thư cho Triều Tiên:

Theo tình hình hiện nay mà nói, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Hàn Quốc đang tiến hành đối thoại về vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên. Đặc biệt, việc đối thoại giữa Trung Quốc-Mỹ là rõ ràng nhất.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Trong cuộc hội kiến đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới Donald Trump-Tập Cận Bình, Mỹ đã cho 59 quả tên lửa Tomahawk dội xuống Syria, với ý định gửi lời cảnh báo trực tiếp đến Triều Tiên. Trump đã nhận thông tin ngay trong buổi yến tiệc thiết đãi Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện. Khi thông tin này được tuyên bố, Tập Cận Bình đã yên lặng, điều này đồng nghĩa với việc ủng hộ việc làm của phía Washington.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Trung Quốc đồng ý rằng tình hình Triều Tiên hiện nay đã đến mức bắt buộc phải thực hiện những hành động thiết thực. Cũng theo dư luận quốc tế, việc Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân đến bán đảo Triều Tiên là một trong những hiệp ước mà Trung-Mỹ đạt được trong cuộc hội kiến mới đây của Trump-Tập.

Thái độ của phía Mỹ dẫn đến nhiều phỏng đoán. Chỉ chưa đầy một tuần sau cuộc hội kiến Trump-Tập, Nhà Trắng và quốc hội Mỹ đã lần lượt bày tỏ thái độ của phía Mỹ rằng điều mà Washington mong muốn là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đưa ra điều kiện, hy vọng Trung Quốc có thể hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên sau khi có được những hợp tác về vấn đề kinh tế với Mỹ và Washington không liệt Bắc Kinh vào danh sách các nước thao túng kinh tế.

Những hành động này của phía Mỹ không thể tránh được sự nghi ngờ của Triều Tiên về việc, liệu Trung Quốc có thể biến Bình Nhưỡng trở thành con bài giao dịch để giữ lại mối quan hệ Trung-Mỹ hay không.

Trước cuộc hội kiến Trump-Tập, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty trong nước hủy bỏ những đơn đặt hàng than từ phía Triều Tiên. Những hành động mang tính hình tượng này rất có thể bị lý giải rằng, Trung Quốc mượn các lệnh trừng phạt với Triều Tiên để “nịnh bợ” Mỹ.

Ngoài ra, những hoạt động giao tiếp của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng tương đối ít. Cũng như những gì bạn đọc được biết, quan hệ Trung-Hàn đã căng thẳng sau khi Seoul đồng ý cho Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc thậm chí đã trực tiếp từ chối lời mời hội kiến của người đồng cấp Hàn Quốc.

Trong thời gian từ 10-14/4, ông Vũ Đại Vĩ đã có chuyến thăm Hàn Quốc và đã có buổi hội đàm với quan chức cấp cao Hàn Quốc Kim Hong-kyun về vấn đề Triều Tiên.

Hai người đã nhất trí về việc, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục khiêu khích, hai nước sẽ tiếp tục các biện pháp chế tài mạnh mẽ hơn. Tuy vấp phải trở ngại là THAAD, nhưng Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đồng ý hợp tác về vấn đề Triều Tiên. Chính điều này khiến Bình Nhưỡng vô cùng lo lắng.

Đồng thời, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có buổi điện đàm khẩn cấp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 14/4 vừa qua cũng về vấn đề tại bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm, Trung Quốc bày tỏ thái độ ủng hộ các hành động của Moscow, mong muốn nhanh chóng làm dịu tình hình căng thẳng tại khu vực bán đảo.

Thông qua những cuộc hội kiến, hội đàm của Trung-Mỹ-Nga-Hàn, cả 4 nước đã thể hiện rõ lập trường của mình, tuy nhiên vẫn có những thỏa hiệp và nhượng bộ giữa các bên. Vì vậy, chuyến thăm Triều Tiên của Vương Nghị, Vũ Đại Vỹ có thể mang theo những thái độ mà 4 nước đã bàn bạc đến trao đổi với Triều Tiên. Đối với điều này, Triều Tiên đương nhiên là không thể đồng ý.

Bầu không khí kỳ lạ trong chuyến thăm của Trung Quốc:

Tháng 4, Triều Tiên đón chào nhiều sự kiện quan trọng. Ngày 11/4, Triều Tiên tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao. Ngày 15/4 là ngày “Tết Thái dương”, kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cựu lãnh đạo Kim Nhật Thành. Ngày 25/4 vừa qua, Triều Tiên cũng sẽ tổ chức ngày kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội Triều Tiên.

Cuộc hội kiếm Trump-Tập được đồn đoán là đã đạt được bước tiến quan trọng về vấn đề Triều Tiên.

Triều Tiên từ xưa đến nay luôn thích thị uy sức mạnh của mình trong các ngày lễ lớn, vì vậy trong tình hình này cũng không ngoại lệ.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song-ryol hôm 13/4 nhấn mạnh, chỉ cần nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảm thấy thời điểm phù hợp, Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu. Trong lễ duyệt binh hôm 15/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên Choe Ryong-hae tuyên bố sẵn sàng đối phó với chiến tranh.

Hôm 17 vừa qua, đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In-ryong đe dọa, chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Trong bối cảnh Triều Tiên không ngừng phô trương sức mạnh, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang nêu cao quan điểm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại đối thoại, chuyến thăm của quan chức Trung Quốc có thể là cái cớ để Trung Quốc tìm kiếm sự nhượng bộ của Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân.

Nếu Triều Tiên chịu nhượng bộ hoặc đưa ra lời hứa đối với Bắc Kinh, tuy nhiên với tình hình hiện tại đương nhiên là không phù hợp, vì vậy nên tốt hơn hết là trực tiếp cự tuyệt. Hơn nữa, việc Triều Tiên từ chối gặp quan chức Trung Quốc, cũng chính là cơ hội ngàn năm để phô diễn thanh thế.

Nghiêm Thu (Đa chiều)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news