Vào ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu qua đời tại Nghi Loan điện ở tuổi 74. Là người phụ nữ quyền lực nhất triều Thanh, tang lễ của bà được tổ chức hoành tráng chưa từng có. Vì đám tang quá dài nên phải mất 5 ngày mới tới được Đông Lăng ở Tuân Hóa, Hà Bắc. Sau khi Từ Hi được chôn cất, tất cả những thợ thủ công đóng lăng mộ của bà đều bị hạ thủ "bịt đầu mối".
Từ khi Từ Hi 38 tuổi (năm Đồng Trị thứ 12, 1873), lăng mộ của bà đã được xây dựng và mãi đến tháng 6 năm Quang Tự thứ 5 (1880) mới hoàn thành. Công trình này mất 6 năm và tốn kém từ 200-500 lạng bạc.
Người ta cho rằng Từ Hi nên hài lòng với phần mộ này nhưng sau khi kiểm tra lại bà vẫn thấy quá tồi tàn. Vào năm Quang Tự thứ 21 (1895), lăng Từ Hi được xây dựng trở lại. Giai đoạn thứ hai của công trình kéo dài 13 năm và được hoàn thành vào ngày 18/10/1908). Từ Hi mất 18 năm để xây dựng lăng mộ, điều đó đủ thấy công trình này lớn và sang trọng cỡ nào.
Trước khi Từ Hi được đưa vào quan tài, dưới đáy áo quan trải 3 lớp nệm gấm dát vàng và một lớp ngọc trai dày hơn 30cm. Trên đầu bà là chiếc vương miện phượng hoàng khảm ngọc trai, với viên ngọc kích thước lớn như quả trứng và trị giá hàng trăm triệu NDT. Có thể nói sau khi qua đời, Từ Hi vẫn được bao bọc trong vàng bạc, đá quý.
Xung quanh Từ Hi còn có 27 pho tượng Phật ngọc lục bảo trị giá hàng triệu NDT. Phía dưới chân còn vô số loại trái cây làm từ đá quý mà sinh thời thái hậu yêu thích. Cuối cùng, để lấp đầy khoảng trống xung quanh Từ Hi, người ta đã đổ vào đó 4 lít ngọc trai và 2.200 viên đá quý. Theo ước tính của các chuyên gia, bảo vật trong quan tài của bà trị giá 50 triệu lạng bạc, trị giá hàng chục tỷ NDT.
Từ Hi cũng đoán trước rằng nếu đặt nhiều bảo vật thì lăng mộ của bà nhất định là mục tiêu của những kẻ mộ tặc. Để đảm bảo an toàn, sau khi hầm mộ đóng lại thì tất cả những thợ thủ công làm việc tại công trình này không ai được sống sót. Có như vậy thì không ai biết được lối vào cửa lăng, những kẻ trộm mộ cũng khó lòng đột nhập.
Nhưng không ai nghĩ rằng chỉ 20 năm sau khi Từ Hi qua đời, lăng mộ của bà bị đánh cắp, tất cả châu báu bên trong đều bị cướp sạch. Ngạc nhiên thay, những kẻ trộm mộ lại đi vào đường đường chính chính.
Lăng Từ Hi có diện tích 80km vuông, rất khó tìm được lối vào. Vậy làm sao những kẻ mộ tặc đột nhập được? Thì ra, có tổng cộng 80 thợ thủ công đóng cửa lăng Từ Hi và một người may mắn sống sót.
Người thợ thủ công còn sống họ Jiang, lúc ấy đã biết trước số phận của mình bởi hoàng đế của tất cả các triều đại đều trừ khử người như vậy. Không có cách nào thoát nạn nên ông cầu trời cho mình "ra đi" thật nhanh, không đau đớn.
Sau khi lăng mộ bị niêm phong, ông Jiang uống nửa bát rượu trắng, nằm choáng váng trên sườn đồi và chờ cấm quân đến. Nhưng lúc này, một tảng đá cực lớn từ trên núi lăn xuống đập vào đầu ông khiến máu chảy ròng ròng. Đúng lúc đó các thị vệ cũng có mặt và trông thấy cảnh này. Họ tưởng rằng ông Jiang đã bị mất mạng nên không kiểm tra kỹ mà đã bỏ đi.
Nhìn những vì sao trên bầu trời và ngôi mộ u ám, ông Jiang không sợ hãi mà mà mừng rỡ vì mình còn sống. Gia đình ông Jiang trước đó đã nhận một khoản tiền trợ cấp hậu hĩnh để đóng lăng mộ Từ Hi. Sau khi thấy ông trở về, hai vợ chồng đã bỏ trốn trong đêm và sống một cuộc sống sung túc. Để không bị người khác phát hiện, ông Jiang đã đổi họ tên. Không ngờ 20 năm sau, có người tìm đến ông, tất cả đều là thuộc hạ của Tôn Điện Anh.
Vào mùa hè năm 1928, Tôn Điện Anh đóng quân cách Đông Lăng một ngọn núi để chuẩn bị cho âm mưu trộm mộ. Tuy nhiên, diện tích lăng quá lớn, cố gắng tìm lối vào chẳng khác gì mò kim đáy bể. Lúc này, một người lính đã cung cấp manh mối quan trọng cho Tôn Điện Anh: một người bạn của cha anh ta biết chính xác lối vào. Hóa ra, cha anh ta và ông Jiang là bạn và bí mật này được tiết lộ trong lúc uống rượu say.
Tôn Điện Anh nghe vậy mừng khôn xiết, lập tức sai người đi "mời" ông Jiang tới dẫn đường. Cuối cùng, lăng mộ Từ Hi bị xâm nhập.
Để lấy được kho báu bên trong, Tôn Điện Anh và người của ông ta đã lôi Từ Hi ra khỏi quan tài, thậm chí còn lột cả xiêm y. Từ Hi không bao giờ ngờ đến ngôi mộ của mình bị đánh cắp chỉ 20 năm sau khi bà qua đời và chịu nỗi nhục to lớn như vậy.