Tin mới

Tục lệ đón tết hay của một số nơi của Trung Quốc

Thứ hai, 08/02/2016, 14:09 (GMT+7)

Tết âm lịch là một ngày lễ truyền thống lâu đời của Trung Quốc, cũng là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất trên cả nước. Vì vậy, mỗi nơi mỗi địa phương đều có những tục lệ khác nhau trong ngày lễ này.

Tết âm lịch là một ngày lễ truyền thống lâu đời của Trung Quốc, cũng là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất trên cả nước. Vì vậy, mỗi nơi mỗi địa phương đều có những tục lệ khác nhau trong ngày lễ này.

1. Vân Nam

Vân Nam cũng đón tết giống với dân tộc Hán, đều dán câu đối tết. Nhưng, những câu đối tết này là những bức tranh được tạo ra nhờ nghệ thuật cắt giấy của Trung Quốc trện những tờ giấy đỏ. Không chỉ cách tạo câu đối khác nhau, cách dán nơi đây cũng không giống với những nơi khác. Đêm giao thừa, già trẻ gái trai trong nhà mỗi người đều cầm những câu đối mà mình làm ra, vừa cùng nhau hát bài hát chúc năm mới vừa dán những câu đối lên những vật, cây cối trong nhà, ngoài sân, trong vườn.

Câu đối Tết "kiểu mới" của Vân Nam.

Những câu đối được dán lên cửa lớn đều là hình ảnh cây cối mùa xuân hay hình ảnh con voi. Những câu đối này phải được người lớn tuổi nhất nhà tạo ra, người nhỏ tuổi nhất trong nhà dán lên. Sau khi dán xong câu đối trước cửa lớn, tiếp đó sẽ dán lên các vật khác như cửa phòng, cửa nhà bếp hay những vật dụng để sản xuất trong nghề nông như cày, bừa..., cuối cùng sẽ dán lên cay cỏ trong nhà trong vườn. Mỗi khi dán lên vật nào đều hát những bài hát với chủ đề đó, như vậy sẽ biểu thi được thành ý cũng như mong muốn cho năm mới an lành, thuận lợi.

2. Thượng hải

Trước đây, mỗi dịp tết đến xuân về, những người hành nghề ăn xin lại nhiều hơn bình thường. Có một loại “ăn xin”, chính là những người không phải vì nhà nghèo mà đi ăn xin mà do đây là hành động bày tỏ tính hiếu thảo. Theo truyền thuyết, khi người già sống đến 81 tuổi sẽ gặp một kiếp nạn, chỉ có cách “ăn cơm trăm nhà” mới có thể sống yên ổn, thoát khỏi “cánh cửa địa ngục” này. Vì vậy, những người con trai hoặc con gái trong nhà có người lớn tuổi nếu hiếu thuận sẽ đi ra đường xin cơm về vào ngày mùng 1 Tết để mang về nhà cho cha mẹ ăn.

Tập tục đón tết của Thượng Hải

Sáng sớm ngày mùng hai tết, những người kinh doanh hoặc nghệ nhân đều phải thắp hương. Mười phút chính giữa trưa, chủ cửa hàng phải mời rượu nhân viên, cùng chúc nhau năm mới làm ăn phát đạt. Ngày mùng 5 Tết, theo tương truyền đây là sinh nhật của Thần tài, tất cả các cửa hàng buôn bán trên phố đều mở cửa đầu năm. Trưa ngày hôm đó, mọi người đều ăn mỳ vằn thắn. Ngoài ra, ở vùng nông thôn còn có trò chơi múa rối. Từ mùng 1 đến mùng 5 tết, mọi người đều đi thăm hỏi, chúc tết hàng xóm, bạn bè, người thân. Trong khoảng thời gian này, hương khói trong chùa chiền đình miếu nhiều hơn ngày thường vì rất nhiều người đến đây thắp hương bái phật.

Tết nguyên tiêu

Ngày 15 tết âm lịch còn được gọi là Tết nguyên tiêu. Mọi người sẽ đốt đèn lồng khoảng từ ngày 15 đến ngày 20 âm lịch. Ngày xưa, trước tết nguyên tiêu, mọi người dùng gạo nếp để làm nên các loại bánh nhiều hình dạng, như hình ảnh ngân lượng, lụa quí..hay gà, vịt, cá chép, ngô, đào… Trưa của ngày 15 tết, mọi người đều ăn vằn thắn, ăn một số đồ cúng, ra mộ thắp hương tổ tiên. Buổi tối, mọi người túm năm tụm ba cùng nhau thắp đèn lồng. Hình dạng đèn lồng vô cùng phong phú: đèn con thỏ, đèn cá chép…

Nghiêm Thu (SZ news)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news