Mới đây, một chuyên gia quân sự Trung Quốc đã lên tiếng về ý định rút 7.000 lính thủy đánh bộ của Mỹ khỏi khu vực Okinawa, Nhật Bản.
Trong một phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 26/4 vừa qua, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã tiết lộ về kế hoạch chuyển 4.000 lính thủy đánh bộ đóng tại căn cứ Okinawa (Nhật) tới đảo Guam.
Trước đó, Thủ tướng Abe cảnh báo, nếu rút quân khỏi Nhật Bản, chính Mỹ mới là bên thiệt hại nặng. |
Cũng theo ông Harris, kế hoạch sẽ được diễn ra trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2028. Vị Đô đốc này cũng bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 3.000 binh lính để chuyển hộ vê Hawaii.
Với tình hình hiện có khoảng 17.000 binh lính, nếu các kế hoạch trên được thực hiện, quân số lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okianawa sẽ "vào khoảng 10.000 đến 11.000 người".
Theo đánh giá của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, kế hoạch này được giải thích ngắn gọn là, chuyển một phần lực lượng Mỹ tại "chuỗi đảo thứ nhất" về "chuỗi đảo thứ hai", và thêm một phần về "chuỗi đảo thứ ba".
Có thông tin cho rằng, Washington và Tokyo đã đạt thỏa thuận di dời lực lượng Mỹ tại Nhật từ năm 2013, tuy nhiên, vì nhiều lý do nên kế hoạch bị trì hoãn.
Theo đài CCTV, động thái này của Mỹ có thể sẽ giúp quân đội nước này tránh khỏi phạm vi tấn công quân sự đến từ "Đông Á". Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến khả năng kiểm soát cục diện của Mỹ tại Đông Á bị suy yếu thêm.
Thiếu tướng Trung Quốc Từ Quang Dụ, người từng là cố vấn của Hiệp hội kiểm soát và giải giáp vũ khí Trung Quốc đã lên tiếng nhận định về nhận định trên của quân đội Mỹ.
Theo ông Từ, vấn đề an toàn của lực lượng Mỹ là nguyên nhân đầu tiên, và cũng quan trọng nhất khiến Mỹ thúc đẩy kế hoạch rút bớt quân khỏi Nhật Bản. Ông Từ nhận định, "quân lực Mỹ tại các đảo của Nhật Bản đều nằm trong phạm vi tấn công bằng hỏa lực của quân đội Trung Quốc". Vì vậy, kế hoạch di dời quân là viêc nâng cao sự an toàn của chính Mỹ và không ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo vị Thiếu tướng này, nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ hành động chính là động thái này còn có tác dụng trong việc làm dịu quan hệ giữa ba cường quốc, chính là Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Cuối cùng, việc Mỹ rút bớt quân khỏi Nhật Bản nhằm tạo không gian cho lực lượng Nhật Bản đảm trách những nhiệm vụ an ninh, nâng cấp Lực lượng phòng vệ (SDF) của Nội các Shinzo Abe và sửa đổi hiến pháp.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự này cảnh báo chính quyền ông Tập Cận Bình cần cảnh giác vì Mỹ có thể "liên kết" với Nhật, cố ý buông lỏng cho những mục đích chính trị của Tokyo, từ đó cùng chống lại Trung Quốc.
Nghiêm Thu (CCTV)