Thương hiệu Nike đã bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay liên quan đến sự cố Tân Cương. Để xoa dịu tình hình, CEO Nike John Donahoe mới đây đã đưa ra một tuyên bố 'đi vào lòng đất'. Đó là: "Chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đây. Chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc, và dành cho người Trung Quốc. Tài sản lớn nhất chúng tôi có tại Trung Quốc là người tiêu dùng. Họ có những mối liên kết chặt chẽ và sâu sắc với Nike, với Jordan và Converse. Và mối liên kết ấy có thật".
Tuyên bố để vuốt đuôi người dùng Trung Quốc của CEO Nike đã làm tổn thương người tiêu dùng từ các quốc gia khác. Khi đọc được thông tin này, hàng loạt tín đồ Nike tại Việt Nam đã lên tiếng:
- Gần chục đôi giày toàn Nike với Jordan mà nghe câu nói này không thích tí nào.
- Chắc không mang giày Nike nữa, chuyển qua Adidas thôi.
- Mình dùng giày Thượng Đình được gần 20 năm rồi.
- Hơi Mệt đã rồi Nike, hên là tôi nghèo đó, nên không tới công chuyện mua nổi.
- Chả có gì lạ. Khaisilk cũng Made in China cắt mác mà. Thiên hạ ko phải sính ngoại nhưng giá bèo sao?
- Chưa bao giờ thích hàng Nike và toàn đi Thượng Đình.
- Nike là viết tắt của No Like.
- Fan của Nike, giờ chuyển qua Adidas thôi.
- Tốt thì dùng thôi. Thử hỏi xung quanh bạn có biết bao nhiêu đồ Made in China.
- Tạm biệt Nike thân yêu
Tạm biệt Jordan luôn nhé
Tạm biệt Converse xinh xinh
Mai e mua Bitis gòy
Nhớ lắm nhưng sẽ quên thôi
Hàng Việt Nam muôn năm!
Đây không phải lần đầu tiên các thương hiệu đa quốc gia bị tẩy chay tại Trung Quốc nhưng sau đó đã có những động thái để níu kéo người dùng của quốc gia tỷ dân. Gần đây nhất là sự việc của hãng thời trang H&M.
H&M là thương hiệu thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Nổi tiếng với những mặt hàng may mặc, thương hiệu này hiện đang có mặt tại 68 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 4.500 cửa hàng. Tuy nhiên sự thành công của H&M luôn đi liền với những tai tiếng mà lịch sử phải nhắc lại. Từ phân biệt chủng tộc, bị xử phạp hành chính 9 lần, đến bị tẩy chay vì nghi ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp… đều khiến thương hiệu này phải trả những cái giá “siêu đắt”.
Trước đó, nhiều kênh truyền thông của Trung Quốc lên tiếng phản đối hãng này sau khi họ tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương. “Tẩy chay H&M” lọt hotsearch trên mạng xã hội của Trung Quốc. Sau đó, có thông tin nghi vấn để xoa dịu dư luận, H&M chấp nhận bản đồ có 'đường lưỡi bò' phi pháp, ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam.
Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ, nhiều nhóm, bài đăng kêu gọi tẩy chay hãng thời trang H&M nhanh chóng xuất hiện nhiều trên các trang MXH. Không ít nghệ sĩ Việt cũng đã kêu gọi mọi người không dùng sản phẩm của hãng này. Bên cạnh đó, ứng dụng của H&M cũng liên tục bị đánh giá 1 sao. Đây được xem là hành động cứng rắn của người dân Việt Nam trước hành động “qua cầu rút ván” của thương hiệu Thụy Điển.