Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết, phương hướng chung cho mối quan hệ trong tương lai giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông có thể sẽ được đặt ra trong cuộc Đối thoại Shangri-La.
Hình ảnh chụp từ chiếc máy bay do thám P-8A của Hải quân Mỹ bay trên Biển Đông vào hôm 20/5 |
Ông Carter sẽ gặp gỡ những người đồng cấp của những quân đội lớn nhất ở châu Á và châu Âu ở Singapore trong hội nghị năm nay bắt đầu từ tối hôm thứ 6 (29/5) đến Chủ nhật (31/5).
Không giống năm ngoái, khi lãnh đạo các nước hướng chỉ trích vào những đại diện của Trung Quốc tại cuộc Đối thoại thường niên Shangri-La, Trung quốc dường như sẵn sàng đáp trả lại những chỉ trích mạnh mẽ hơn.
Căng thẳng tại Biển Đông đã tăng lên trong những năm qua. Khu vực này là nơi hơn 5 nghỉn tỷ USD giao thương quốc tế mỗi năm. Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố hơn 90% biển và gần như mọi đảo nhỏ và các rặng đá mà tranh chấp với 4 quốc gia khác, Đài Loan trong đó vi phạm cả vào vùng lãnh thổ trên Biển Đông của Việt Nam.
Trung Quốc cũng tuyên bố họ có quyền quy định giao thông trên biển và trên không ở khu vực này, khi Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới xem đây là vùng biển và không phận quốc tế, và vì vậy Mỹ có quyền do thám.
Trước đó, vào ngày 20/5, một đài phát thanh Trung Quốc đã phát đi cảnh báo một máy bay do thám P-8 của Hải quân Mỹ bay trên Rặng Chữ thập mà Trung Quốc đã cải tạo thành đảo nhân tạo.
Các quan chức hải quân Mỹ đã bày tỏ quan ngại về công trình xây dựng công sự ở Quần đảo Trường Sa và nỗ lực cản trở tự do hàng hải, Alexander Neill, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về an ninh châu Á-Thái Bình Dương ở Đối thoại Shangri-La cho biết.
Ông Neill cho biết, ông Carter sẽ bày tỏ quan ngại và thẳng thắn hơn về mong muốn của Mỹ để giảm leo thang hay tránh những thái độ thù địch.
Trước đó, ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hối thúc tất cả các bên chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng và bồi lấp ở Biển Đông, kêu gọi ngừng quân sự hóa để tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại khu vực.
Ông Neill nói, Trung Quốc rõ ràng đang chuẩn bị một số phản bác trong đối thoại năm nay.
Là hội nghị thượng đỉnh quốc phòng và an ninh hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương, Đối thoại Shangri-La quy tụ các bộ trưởng quốc phòng, quan chức cấp cao và các chuyên gia an ninh nhằm trao đổi quan điểm về các vấn đề quan trọng về quốc phòng và an ninh của khu vực.
Năm ngoái, những tuyên bố của Trung Quốc cũng là tâm điểm trong cuộc đối thoại. Khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và các quan chức khác đã khiển trách Trung Quốc vì dùng vũ lực và ép buộc cho những tuyên bố của họ.
Cuộc họp năm nay dự kiến sẽ gồm những bộ trưởng quốc phòng đến từ Australia, Nhật Bản, Anh, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và các quốc gia khác.
Theo Chi MK/Stripes