Cho đến thời điểm hiện tại, những điềm báo suy vong của các triều đại phong kiến từ đời này qua đời khác vẫn là câu hỏi lớn đối hậu thế nói chung và các nhà sử học hiện đại nói riêng.
Theo các văn tự được lưu giữ trong lịch sử, sự tồn tại của một vương triều có thể được xem bắt đầu từ thời nhà Hạ vào khoảng những năm 2700 TCN.
Vào thời này, con người dường như vẫn rất nhỏ bé và để có thể duy trì sự sống thì các bộ lạc phải giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chống lại sự tấn công của môi trường tự nhiên khốc liệt, sự lạc hậu và nguy hiểm nguy cận kề khiến cho con người thời đại ấy sống và nương tựa vào nhau chỉ vì mục đích sinh tồn.
Chỉ đến khi bước vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc thì con người dường như mới có đủ khả năng để chống chọi lại với tự nhiên.
Do tài nguyên cũng như lợi ích sinh tồn mà các cuộc chiến tranh để thống nhất thiên hạ đã nổ ra khắp mọi lục địa Hoa Hạ.
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính đã thống nhất Trung Nguyên và mở ra một bức màn mới của thời đại phong kiến.
Cũng từ đây một vương triều chân chính mới chính thức bắt đầu.
Tuy nhiên, khi nhìn vào lịch sử các triều đại phong kiến của Trung Quốc, đã có nhiều sự việc có sự trùng hợp đến thú vị như không có một vương triều nào kéo dài được hơn 300 năm thống trị. Chính điều này đã ngay lập tức thu hút sự tìm hiểu của các học giả.
Dựa vào hành trình phát triển của nhà Thanh mà nhiều học giả đã nhìn ra được những điểm chung kỳ lạ của các triều đại khác.
Cụ thể vào 108 năm trước, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc đã thoái vị và sự sụp đổ của nhà Thanh cũng chấm dứt hơn 2.300 năm triều đại phong kiến thống trị.
Triều Thanh vốn được xem là triều đại vô cùng quen thuộc với xã hội hiện đại nhưng đây cũng là triều đại được đánh giá vô cùng phức tạp.
Vào năm 1916 khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập nhà Đại Kim thì năm 1936 Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực xưng đế ở Thẩm Dương và xây dựng nên triều đại nhà Thanh.
Trải qua các đời vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, triều đại nhà Thanh đã phát triển lên đến đỉnh cao và đạt cực thịnh chưa từng có khi đạt được nhiều thành tựu về kinh tế.
Nhưng theo sự thay đổi của thời gian, nhà Thanh lại dần bước vào thời kỳ thoái trào. Cùng với đó là sự biến động không ngừng của Hoàng thất nhà Thanh, gian thần cũng những quyền thần ngày càng có thế lực khiến cho sự bất ổn của quốc gia càng đẩy lên cao.
Sau thời Đạo Quang Đế, Hàm Phong Đế cũng nhanh chóng đoản mệnh và chỉ tại vị được 11 năm thì qua đời.
Thậm chí vua Đồng Trị Đế còn thảm hơn khi mới 19 tuổi đã chết bệnh khiến cho Quang Tự Đế đăng cơ khi chỉ mới 4 tuổi, Từ Hy Thái Hậu lúc này lên nắm quyền giữa bối cảnh giai cấp giai cấp thống trị đang vô cùng hỗn loạn.
Một trong những nguyên nhân rất lớn khiến nhà Thanh rơi vào con đường diệt vong chính là do các vị Hoàng đế đoản thọ và mất sớm khiến hoàng quyền liên tục thay đổi và biến động.
Vào thời nhà Thanh, Khang Hi tại vị 61 năm, Càn Long trị vì 60 năm và đều là những vị Hoàng đế sống thọ nên xã tắc Đại Thanh mới được thịnh vượng như vậy. Do đó, quyền lực cũng không có sự biến động liên tục và đạt được sự ổn định cao nhất, khiến đất nước khó có thể suy yếu, sụp đổ và trở thành con rối trong tay những lũ gian thần.
Việc Hoàng đế băng hà sớm được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến một vương triều suy vong.
Không chỉ mỗi nhà Thanh, các triều đại trước đó cũng thế. Thời Hán Cao Tổ Lưu Bang thọ 62 tuổi, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế cũng đều thọ gần 50 tuổi. Xét về điều kiện kinh tế thì trình độ y tế lúc bấy giờ, tuổi thọ như thế là rất thọ nên thời kỳ đầu nhà Tây Hán, quốc gia vẫn vô cùng hùng cường và thịnh vượng.
Nhưng đến thời Đông Hán, Thương Đế Lưu Long 2 tuổi chết yểu, Xung Đế Lưu Bỉnh 3 tuổi đã mắc bệnh qua đời, Hán chất Đế Lưu Toản 9 tuổi cũng đã băng hà.
Nhiều nhà sử học cho rằng cứ 2,3 năm lại thay một vị Hoàng đế thì vương triều nào có thể chống chọi được.
Bởi cứ có sự thay đổi sẽ có rối loạn, có rối loạn sẽ sản sinh ra gian thần và nịnh thần sẽ thừa cơ hoành hành, dẫn đến quốc gia bị chia cắt khiến thời thế loạn lạc.
Việc hoàng đế đoản thọ cũng khiến các hoàng đế kế vị kế vị đăng cơ khi còn rất nhỏ. Trong khi hoàng quyền là thứ quyền lực to lớn, nắm giữ cả thiên hạ và cả giang sơn để vào tay trong những đứa trẻ còn quá nhỏ sẽ gây ra hậu hoạ vô lường.
Một thực tế khó có thể chối cãi chính là đã phần các hoàng đế Trung Hoa xưa đều không sống lâu.
Những gì được sử sách ghi lại cho thấy tuổi thọ trung bình của các Hoàng đế Trung Hoa phong kiến là 39. Lý do là gì?
Xét triều đại nhà Minh, tình hình chính trị ở triều đại này tương đối tốt và không có quá nhiều sự thay đổi khi Hoàng đế lên nắm quyền, nhưng do tuổi thọ trung bình của các hoàng đế vào thời nhà Minh chỉ ở khoảng 42 tuổi và trong số đó chỉ có 5 vị hoàng đế sống lâu hơn con số 41 tuổi.
Từ thời Hoàng đế Tuyên Đức đến thời Hoàng đế Chính Đức (từ Hoàng đế thứ 5 đến thứ 11 của triều nhà Minh), có đến 5 vị Hoàng đế qua đời trong năm đầu tiên tại vị.
Hoàng đế Thái Xương chỉ cai trị đất nước trong vòng 1 tháng thì băng hà.
Việc các Hoàng đế rèn luyện cơ thể mỗi ngày không đủ thêm vào đó họ thường xuyên uống rượu đã khiến cho cơ thể của những vị hoàng đế này suy nhược.
Một phần khác xuất phát từ áp lực công việc khi luôn phải dậy sớm mỗi ngày để xử lý chính sự quốc gia và theo thời gian cách sinh hoạt này khiến cơ thể suy kiệt.
Ngoài chính sự của đất nước, các hoàng đế cũng phải để tâm đến An Nguy của bản thân cũng như sự ổn định ngôi báu của mình, chính điều này khiến sự căng thẳng tinh thần khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Trong khi đó, vị hoàng đế nào cũng muốn mình được trường sinh bất lão nên tùy tiện uống thuốc để kéo dài tuổi thọ và gây nên những hậu quả khôn lường.
Áp lực sinh con đẻ cái cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến hoàng đế cảm thấy bế tắc khi 'hầu hạ' hoàng hậu cùng các phi tần.
Chính vì thế, hoàng đế vừa phải tiêu hao sức khỏe thế chất cũng như tinh thần để xử lý việc triều chính lại còn để tâm để chiều chuộng phi tần nên khiến sức khỏe suy yếu nghiêm trọng, đoản mệnh sớm.