Tin mới

Vén màn bí ẩn: Không phải hoàng đế, đây mới là người 'đứng trên vạn người' ở triều Thanh!

Thứ sáu, 22/04/2022, 14:55 (GMT+7)

Trong suốt tiến trình lịch sử phong kiến của triều đại nhà Thanh, duy chỉ có 2 người giữ vị trí quyền lực hơn cả hoàng đế khi 'đứng trên vạn người', nắm trong tay mọi quyền lực đến Hoàng đế cũng phải nghe theo.

Được xem là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, triều đại nhà Thanh luôn là đề tài nhận được sự quan tâm đặc biệt của hậu thế cũng như gây ra khá nhiều tranh cãi. 

Mặc dù có nền móng xuất phát từ nhà Hậu Kim nhưng đến năm 1936 khi Hoàng Thái Cực lên ngôi mới thay đổi quốc hiệu thành Đại Thanh. 

Sau khi vua Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912, Triều Thanh đã có lịch sử kéo dài 276 năm và so với những triều đại trước đó thì cũng không 'quá dài hay quá ngắn'. 

Nhiếp Chính Vương chính là người có quyền lực hơn cả Hoàng Đế trong triều đại nhà Thanh. Ảnh: Internet
Nhiếp Chính Vương chính là người có quyền lực hơn cả Hoàng Đế trong triều đại nhà Thanh. Ảnh: Internet

Thời điểm mới tiến vào Trung Nguyên, chế độ cấp bậc quan chức trong triều đình Mãn Thanh khá đơn giản khi mọi chuyện đại sự đều do quần thần cùng thương thảo, dùng đại đa số để lấn át thiểu số. 

Thời Ung Chính, sau khi đánh bại Lý Tự Thành, giang sơn nhà Minh đã thuộc về nhà Thanh và để tối đa hóa quyền lực, Ung Chính đã cho lập Quân cơ sở. 

Đây là cơ quan giúp cho hoàng quyền được tập trung vào tay của hoàng gia và những người đảm nhận chức vụ trong cơ quan này là Quân cơ đại thần (những người này đều được hoàng đế vô cùng tín nhiệm).

Số người trong đây không cố định nhưng quyền lực và đáng sợ nhất là Quân cơ đại thần đứng đầu. 

Vào thời nhà Thanh, Hòa Thân được xem là vị quân cơ đại thần nổi tiếng đã đi vào sử sách cũng như những bộ phim về lịch sử Trung Hoa. Đây là vị trí được xem là 'dưới một người, trên vạn người' và luôn được xem là vị trí quyền thế nhất trong triều đình.

Tuy nhiên trên thực tế vào triều đại nhà Thanh, vẫn có một chức quan quyền lực hơn cả hoàng đế khi những kiến nghị của người này có quyền uy hơn cả 'thánh chỉ' mà không phải là vị trí quân cơ đại thần như Hòa Thân.

Trong suốt 200 năm triều đại nhà Thanh cũng chỉ có 2 người có thể đứng ở vị trí này, đó chính là Nhiếp Chính Vương. 

Tái Phong là vị Nhiếp Chính Vương cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Ảnh: Internet
Tái Phong là vị Nhiếp Chính Vương cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Ảnh: Internet

Nhiếp Chính Vương chính là người toàn quyền phụ trách các công việc triều chính. Các ý kiến của Nhiếp Chính Vương đều được hoàng đế nghe và làm theo. 

Nhiếp Chính Vương đầu tiên phải kể đến chính là Đã Nhĩ Cổn. Ông là chú ruột của vua Thuận Trị và bản thân Đa Nhĩ Cổn cũng là người không chút tầm thường. 

Năm 14 tuổi, Đa Nhĩ Cổn được phong làm Bối Lặc và chỉ 3 năm sau đó, ông đã dẫn binh xuất chinh tạo được ấn tượng vô cùng tốt với anh trai Hoàng Thái Cực (lúc này là hoàng đế) vô cùng hài lòng. 

Ông trở thành người đứng đầu của Chính Bạch Kỳ khi chỉ mới 17 tuổi. 

Tuy nhiên, Hoàng Thái Cực đột ngột qua đời, không kịp bàn giao hậu sự cũng chưa chỉ định ai là người kế vị.

Thế cục rối ren và chưa rõ ràng giữa bối cảnh nhiều con mắt đang nhăm nhe vào ngai vàng, trong đó phải kể đến là Hào Cách và Đa Nhĩ Cổn được xem là hai thế lực cạnh tranh lớn nhất. 

Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn và mối tình đẹp với Hiếu Trang Hoàng Hậu. Ảnh: Internet
Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn và mối tình đẹp với Hiếu Trang Hoàng Hậu. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, Đa Nhĩ Cổn đã đưa ra một quyết định khiến không ít người ngã ngửa khi phò tá cho cháu trai Phúc Lâm (sau là vua Thuận Trị) lên ngôi Hoàng đế. 

Trên thực tế, Đa Nhĩ Cổn nắm thực quyền trong tay vậy vì sao phải phò tá cho cháu trai lên ngôi hoàng đế khi mà bản thân thừa đủ sức?

Các nhà phân tích về lịch sử sau này vẫn chưa tìm ra được một đáp án chính xác, nhưng vẫn đưa ra 2 lý do khá thuyết phục.

Thứ nhất là có lẽ do Đa Nhĩ Cổn nghĩ đến đại cục và không muốn việc tranh giành hoàng vị sẽ gây ra nội chiến. 

Thứ hai là vì 'anh hùng chẳng qua nổi ải mỹ nhân' khi mà ông không lựa chọn hoàng vị để lựa chọn Hiếu Trang Hoàng Hậu. 

Sau khi lên ngôi vua, hoàng đế Thuận Trị đã phong ông làm Nhiếp Chính Vương và mọi chuyện lớn nhỏ trong triều đều trao tay ông làm chủ. 

Nhưng không một ai ngờ đến là sau khi ông qua đời không lâu thì lăng mộ của ông lại bị chính cháu trai Thuận Trị hạ chỉ đào lên khiến nhiều người không khỏi cảm thấy chua xót. 

Người thứ 2 đứng được ở vị trí 'trên vạn người' trong lịch sử triều đại nhà Thanh chính là Nhiếp Chính Vương Tái Phong. 

Tái Phong vốn sinh ra trong hoàng tộc khi có ông nội là Đạo Quang và anh trai Quang Tự đều là hoàng đế. 

Sau khi Quang Tự qua đời, để tiếp tục giữ quyền lực, Từ Hy Thái hậu đã đưa Phổ Nghi khi ấy mới 2 tuổi lên làm hoàng đế mới nhưng Từ Hy không lâu sau đó cũng qua đời. 

Do Phổ Nghi còn nhỏ chưa thể xử lý được quốc sự, lúc này Tái Phong đã dùng thân phận Nhiếp Chính Vương để phò tá cho con trai. 

Tuy nhiên, thời điểm này triều đại nhà Thanh đã đi vào thời kỳ thoái trào. Trong khi đó, Tái Phong lại chỉ có năng lực bình thường, cho dù có là Khang Hy tái sinh cũng không thể khôi phục lại được triều đại đang đến bờ diệt vong. 

Sau khi Triều Thanh diệt vong, Tái Phong bế quan không ra ngoài, nhất quyền từ chối khi bị người Nhật khuyên đầu hàng. 

Không ít người cho rằng trong khi Đa Nhĩ Cổn có công trong việc xây dựng và kiến thiết nên sự hưng thịnh của nhà Thanh thì Tái Phong lại là người đã đưa nhà Thanh đến thời kỳ mạt vận, suy tàn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news