Những bình luận trên tài khoản Twitter cá nhân của tổng thống Mỹ Donald Trump sau những vụ thử tên lửa của Triều Tiên cho thấy nhiều khả năng Chính sách Trung Quốc kéo dài 4 thập kỷ qua ở Mỹ sẽ có sự thay đổi.
"Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Những lãnh đạo yếu kém của chúng ta trước đây đã cho phép họ kiếm hàng trăm tỷ USD mỗi năm trong thương mại. Họ chẳng làm gì cho chúng ta trong vấn đề Triều Tiên, mà chỉ đàm phán. Chúng ta sẽ không cho phép điều này tiếp tục. Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng!", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter tối 29/7.
Bình luận này của Trump sẽ được lưu ý lâu dài. Kể từ chuyến đi mang tính đột phá của tổng thống Nixon đến Bắc Kinh, việc hội nhập Trung Quốc vào hệ thống quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách ở Washington chấp nhận thái độ thiếu thiện chí, thậm chí là nguy hiểm từ Trung Quốc vì lo ngại chọc giận Bắc Kinh, theo National Interest. Lý do là để cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ nhìn thấy lợi ích của họ để hợp tác với Mỹ trong việc hỗ trợ hệ thống quốc tế.
Nhưng chẳng may, chiến lược của Mỹ chỉ mang lại cảm giác tự trọng cho người Trung Quốc để rồi họ lợi dụng chính các đối tác Mỹ của họ. Họ sử dụng sự kiên nhẫn của người Mỹ để phục vụ cho những việc khác, trong đó có ủng hộ chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên với thiết bị và gần như chắc chắn cả công nghệ.
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 ngày 4/7. Ảnh: Reuters |
Sau cuộc gặp hồi đầu tháng 4 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Trump có vẻ như sẽ tiếp tục các tiếp cận suốt 4 thế kỷ qua của Washington, cố gắng mua sự hợp tác của Trung Quốc bằng các nhượng bộ và dùng mối quan hệ thân thiện của Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên.
Sau cuộc gặp ở Mar-a-Lago, ông Tập bắt đầu giúp đỡ trong vấn đề Triều Tiên, chẳng hạn, tác động để Bình Nhưỡng không kích hoạt thiết bị hạt nhân đã được chôn tại bãi thử Punggye-ri.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không cắt giảm các hỗ trợ khác, đặc biệt là hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên. Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc với Triều Tiên đã tăng 10,5% trong nửa đầu năm nay. Hơn nữa, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh cố gắng làm chậm lại nỗ lực phóng tên lửa của Triều Tiên. Chỉ từ đầu năm đến nay, Bình Nhưỡng đã phóng tổng cộng 18 tên lửa trong 12 lần thử nghiệm.
Ngày 4/7, Triều Tiên đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Và đến ngày 28/7, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa thứ hai có tên Hwasong-14, có thể vươn tới Chicago, thậm chí là New York.
Trump từng nhiều lần kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng ông đang ngày càng tỏ ra thất vọng. Ảnh: Daily Star |
Hơn nữa, theo chuyên gia Bruce Bechtol đến từ đại học Angelo State, Mỹ, Triều Tiên chắc chắn sẽ sớm thử nghiệm KN-08, loại tên lửa được đánh giá là nguy hiểm nhất của Triều Tiên, và có thể tiến hành một vụ nổ khí quyển bằng chất nổ thông thường để chứng minh hiệu quả lá chắn nhiệt của họ. Theo chuyên gia này, một khi Triều Tiên đã hoàn thiện lá chắn nhiệt thì họ đã có trong tay toàn bộ công nghệ cần thiết để đưa nước Mỹ vào thế nguy hiểm.
Tóm lại, trong vòng chưa đầy một năm, Triều Tiên đã có thể bắn một đầu đạn hạt nhân tới bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.
Do đó, thời gian đã trở thành một yếu tố. Trump lần đầu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của ông trong một dòng tweet ngày 20/6. "Trong khi tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chủ tịch Tập và Trung Quốc để giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên thì điều đó lại không thành công", Trump viết.
Ngay sau đó, ngày 29/6, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố một ngân hàng nhỏ của Trung Quốc tên là Dandong bị tố rửa tiền và bị loại khỏi hệ thống tàu chính toàn cầu. Cùng ngày, Trump thông báo cho quốc hội về việc bán lô vũ khí trị giá 1,42 tỷ USD cho Đài Loan, động thái khiến Trung Quốc vô cùng tức tối.
Điều này cùng với một số biện pháp khác là lời cảnh báo rằng chính quyền Trump có thể áp đặt nhiều cái giá cho Trung Quốc. Trong cuộc gặp với ông Tập bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg, Đức hồi đầu tháng 7, nhà lãnh đạo Mỹ vẫn nói bằng ngôn ngữ của sự hợp tác, nhưng không có nhiều thân thiện. Ngày 19/7, chính quyền Trump đã phá vỡ tiền lệ bằng cách hủy bỏ các cuộc đàm phán thương mại, Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung. Không có nỗ lực nào của chính quyền Trump nhằm che giấu sự thất bại của đối thoại lần này, một bước đột phá khác hẳn so với quá khứ.
Trong vòng chưa đầy một năm, Triều Tiên đã có thể bắn một đầu đạn hạt nhân tới bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ. |
Hợp tác Mỹ - Trung dưới thời Trump dường như đã bắt đầu khác đi so với cách tiếp cận của chính quyền Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush, Clinton, Bush và Obama. Bình luận mới nhất của Trump trên Twitter hôm 29/7 đã đặt ra câu hỏi về nền tảng các mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung.
Không may cho Washington, Trung Quốc tính toán lợi ích của họ theo cách khác hoàn toàn với Mỹ, đồng nghĩa với việc không chỉ sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên đã chia rẽ Trung Quốc và Mỹ. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm lãnh thổ các nước láng giềng và thống trị các vùng biển ngoại vi đã thách thức cơ sở của một hệ thống quốc tế có trật tự và có quy tắc.
Do đó, Trump nhận được tín nhiệm khi đặt ra câu hỏi tại sao Mỹ phải có giao dịch thương mại với một hệ thống mâu thuẫn với quan niệm của Mỹ về thế giới.
Trong khi đó, sự thất vọng của Mỹ với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên ngày càng trở nên rõ ràng. Hôm 30/7, thượng nghị sĩ Feinstein đã thể hiện sự thất vọng với Bắc Kinh ngay trên đài CBS, và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã củng cố sự thiếu kiên nhẫn của tổng thống bằng một dòng tweet riêng của bà, trong đó nói rằng .
Một tuần trước, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch của Liên hiệp các Tham mưu trưởng cho biết, ông đã sẵn sàng cho một giải pháp ngoại giao chỉ "vài tháng nữa thôi". Rõ ràng, các nhà ngoại giao Mỹ, thậm chí còn ít kiên nhẫn hơn thế.
Lê Huyền (National Interest)