Tin mới

Vì sao có câu nói "bật như Man"?

Thứ hai, 15/09/2014, 10:15 (GMT+7)

"Bật như Man" là câu nói nổi tiếng trong giai đoạn cuối những năm 90 mà hầu hết ai xem bóng đá hay chơi bóng đều biết đến.

 

 

 

 

 

 

 

"Bật như Man" là câu nói nổi tiếng trong giai đoạn cuối những năm 90 mà hầu hết ai xem bóng đá hay chơi bóng đều biết đến.

Cho đến bây giờ, rất nhiều fan hâm mộ Quỷ đỏ nói riêng và NHM bóng đá thế giới nói chung vẫn nhắc về Man Utd mùa giải 1999 với cụm từ 'bật như Man'. Đó là những hồi ức đẹp đẽ, những cảm xúc khó phai khi xem MU thi đấu với lối đá ban bật ăn ý và giành chức vô địch Premier League, Champions League. Với nhiều bạn trẻ yêu bóng đá, có thể khái niệm 'bật như Man' khiến họ vẫn còn thắc mắc. Bài viết này sẽ giải thích vì sao lại có câu nói bất hủ này.

Vì sao có câu nói

Đội hình Man United vô địch Champions League năm 1999

MU mùa giải 1998-1999 sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-4-2 điển hình của bóng đá Anh. Lối chơi tấn công của Man United khi đó không hề khô khan theo kiểu chỉ chuyền, chạy, sút hay tạt cánh đánh đầu. Quỷ đỏ đẹp đến mức những pha bóng của họ in sâu vào tâm trí nhiều người hâm mộ bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều miếng đánh. Từ chuyền ngắn, chuyền dài, phản công nhanh, bật tường trung lộ... đều được các cầu thủ Man United sử dụng một cách hợp lý với tốc độ cao.

Bộ khung đội hình chính của MU mùa giải 1998/99 là: thủ môn Peter Schemeichels, bốn hậu vệ Gary Neville – Jaap Stam – Ronny Johnsen - Denis Irwin. Bộ tứ vệ gồm Beckham - Roy Keane - Paul Scholes - Ryan Giggs. Và cặp tiền đạo chơi cực kỳ ăn ý Andy Cole - Dwight Yorke.

Man United khi đó có đủ các giải pháp tấn công. Khi cần tạt bóng hay đá phạt đã có Beckham, số 7 điển trai có khả năng đưa bóng đi đúng địa chỉ đến từng cm. Trong các pha phản công, Ryan Giggs là một con quỷ tốc độ bên cánh trái với những pha đi bóng lắt léo. Nếu cần điều tiết nhịp độ hay sút xa đã có Paul Scholes, tiền vệ trung tâm xuất sắc đến nỗi mà Xavi đã phải nói "tôi cảm thấy hối tiếc khi chưa được chơi cùng Scholes".  Scholes cũng là một cầu thủ có khả năng chuyền dài siêu hạng.

Vì sao có câu nói

Những huyền thoại làm nên câu nói 'bật như Man'

Ngoài sự xuất sắc của các tiền vệ thuộc thế hệ 92 huyền thoại, cặp song sát 'Quỷ đen' Andy Cole - Dwight Yorke cũng chính là nguyên nhân dẫn tới câu nói 'bật như Man'. Xem hai chân sút này thi đấu, khán giả có cảm giác họ nhắm mắt cũng biết đồng đội của mình ở đâu. Cole và Yorke bật tường với tốc độ chóng mặt và có khả năng dứt điểm hoàn hảo. Người Anh từng thất bại vì Lampard và Gerrard giẫm chân nhau. Hai cầu thủ có lối chơi tương đồng nhau như Cole và Yorke lại không thể hiện một sự xung đột nào khi kết hợp với nhau. Cả hai đều giống nhau đến kỳ lạ, từ ngoại hình cho tới lối đã ngẫu hứng. Cả hai đã ghi tới gần 100 bàn thắng trong khoảng hơn 3 mùa giải thi đấu bên cạnh nhau. Họ không chỉ tạo ra những bàn thắng mà còn vẽ ra vô số những đường phối hợp làm ngất ngây fan hâm mộ.

Cole và Yorke có thể không quá đáng sợ khi tách riêng ra, có thể không quá nguy hiểm khi chơi độc lập nhưng một khi đứng bên cạnh nhau thì lại khiến mọi hàng thủ tan nát. Sự kết hợp giữa hai tiền đạo này đã tạo nên những pha bóng được người ta đưa vào sách giáo khoa bóng đá với cụm từ vô cùng nổi tiếng “bật như Man”.

Mới đây, Dortmund của mùa giải 2012/13 giành ngôi Á quân Champions League đã được ví như Man United của năm 1999. Lối chơi tấn công cống hiến đầy hiệu quả của BVB đã phần nào khơi gợi lại hồi ức đẹp đẽ của các fan MU. Tốc độ cao, chuyền bóng nhanh, chuẩn xác và cầu thủ chạy chỗ thông minh chính là điều mà Man United của cái thời 'bật như Man' đã sở hữu.

Xem thêm: M.U 4-0 QPR: Tân binh tỏa sáng, M.U vùi dập QPR

Theo Thethao247.vn - ĐSPL

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Man M.U Premier League