Trong xã hội phong kiến cổ đại, trong cung điện của hoàng đế có hàng nghìn cung nữ hầu hạ đế vương, hoàng hậu và các vị phi tần. Trong số những cung nữ này, hiếm hoi lắm mới có một số cung nữ lọt vào mắt xanh của hoàng đế. Từ một cung nữ thấp kém, những người này một bước trở thành phượng hoàng. Nếu họ có thể sinh hạ long tử thì còn có thể mẹ quý nhờ con.
Tuy nhiên, số lượng cung nữ phi thăng thành phượng hoàng rất hiếm hoi. Những người này đều phải có nhan sắc xinh đẹp mới có thể được đế vương nhìn trúng. Sau khi được nạp vào hậu cung của hoàng đế, cuộc sống cũng không hề dễ dàng khi bị các phi tần khác ghen ghét, sinh lòng đố kỵ.
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến đã sa thải một lượng lớn những cung nữ ra khỏi cung để họ trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, cuộc sống của những cung nữ này không hề dễ dàng gì. Thậm chí, những người đàn ông bình thường không một ai dám hỏi cưới họ.
Theo Sohu.com, sau khi Phổ Nghi ban hành chiếu chỉ thoái vị, mọi người trong cung đều rơi vào cảnh không chốn dung thân. Khi đó, Phổ Nghi hoàn toàn không đủ khả năng chi trả cho các khoản chi phí nhân sự khổng lồ trong cung điện. Do đó, ông đã chủ động đuổi rất cả các cung nữ, thái giám ra khỏi hoàng cung và cho họ mỗi người một khoản chi phí để về quê sống cuộc sống bình thường. Những người này được một khoản tiền không hề nhỏ coi như phí đền bù - đây cũng là hành động nhân từ chính nghĩa của Phổ Nghi trên cương vị hoàng đế cuối cùng của Thanh triều.
Các cung nữ sau khi rời hoàng cung hầu như không có lựa chọn nào tốt hơn ngoài việc kết hôn. Tuy nhiên, họ không dễ dàng tái hòa nhập cuộc sống đời thường. Hầu hết các cung nữ tiếp tục tìm đến những gia đình giàu có làm kẻ hầu người hạ, sống cô độc hết đời. Có những người kém may mắn hơn lại sa chân vào con đường trở thành kỹ nữ.
Hầu hết những cung nữ cuối cùng bị sa thải vào cuối thời nhà Thanh đều khoảng 30 tuổi. Trừ khi họ có nhan sắc, nếu không những phụ nữ ở độ tuổi này vào thời điểm đó được coi là "quá lứa lỡ thì", việc kết hôn không phải điều dễ dàng. Thông thường những người đàn ông sẽ không chọn một người phụ nữ như vậy để kết hôn vì tuổi đã có. Huống hồ, họ là những người từng phục vụ hoàng đế trong cung, đại đa số mọi người đều có thành kiến với cung nữ, cho rằng bọn họ nhất định đều "có vấn đề".
Trong những năm cuối đời, Phổ Nghi từng tiết lộ lý do các cung nữ sau khi xuất cung rất khó lấy chồng rất đặc biệt. Vốn dẽ, cuộc sống trong cung rất chán nản, là nô lệ thấp kém nhất, cung nữ cần phải thận trọng trong mọi lời nói và làm việc. Họ luôn phải sống trong sợ hãi vì chỉ cần sơ sẩy một chút là đã có thể mất mạng.
Về mặt sinh lý, họ cũng phải vượt qua những năm tháng thời tiết khắc nghiệt để phục vụ chủ nhân, ngày nào cũng phải thức khuya, dậy sớm, thể trạng rất mệt mỏi. Về lâu dài, tình trạng này sẽ tích tụ lạ gây bệnh, không dễ có thai. Thời xưa, dân gian thường lưu truyền câu nói "có ba loại bất hiếu, tội lớn nhất là không có con". Chính vì thế, không ai dám mạo hiểm cưới một cung nữ lớn tuổi lại khó sinh con về làm vợ.
Trong thời phong kiến cổ đại, địa vị xã hội của phụ nữ rất thấp kém. Trong mắt hầu hết đàn ông, họ giống như một món hàng để bán, một khi không còn giá trị thì bị vứt bỏ. Những cung nữ vào cuối thời nhà Thanh lại càng khốn khổ hơn bởi trong mắt thiên hạ, họ là những người phụ nữ lớn tuổi, già nua, không trong sạch đã thế còn có khả năng không sinh được con. Người may mắn thì làm giúp việc, hầu hạ những gia đình, thương gia giàu có. ai kém may mắn hơn thì phải làm gái phục vụ giới nhà giàu. Phần lớn những cung nữ này đều chọn lựa cuộc sống độc thân cô quạnh tới khi hết đời.