Tin mới

Vì sao cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp lại thả cá chép mà không phải loại cá nào khác?

Thứ năm, 04/02/2021, 08:00 (GMT+7)

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình ở Việt Nam đều làm lễ cúng Ông Công Ông Ông Táo với mâm cỗ đủ đầy và thực hiện thả cá chép. Vậy tại sao cúng Ông Công Ông Táo lại thả cá chép mà không phải loại cá khác?

Cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt đều tấp nập chuẩn bị tiễn Ông Công ông Táo về trời với mâm cỗ đủ đầy cùng hoạt động thả cá chép. Mọi người dân đều tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình của các gia đình trong một năm. Sau khoảnh khắc giao thừa, các Táo lại trở về trần gian, tại căn bếp của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tại sao cúng Ông Công Ông Táo lại thả cá chép?

Tại sao cúng Ông Công Ông Táo lại thả cá chép chứ không phải loại có khác?
Tại sao cúng Ông Công Ông Táo lại thả cá chép chứ không phải loại có khác?

Theo giải thích của các nhà nghiên cứu văn hóa, thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp dựa trên sự tích Cá chép hóa rồng. Chỉ có cá chép mới có thể đủ khả năng vượt qua vũ môn, hóa thành rồng. Rồng là con vật vô cùng linh thiêng, có khả năng gọi mưa, điều hòa thời tiết, mang đến những vụ mùa bội thu cho người nông dân.

Bên cạnh đó, cac nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho biết thêm, cá chép khó lòng có thể thay thế bởi cá chép là biểu tượng của văn hóa: 'Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh) đẹp như thế dễ gì thay được', theo ông Nguyến Hào Hùng (nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á).

Vì sao cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp lại thả cá chép mà không phải loại cá nào khác? - Ảnh 1

Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn. Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa.

Theo sách Việt Nam phong tục, người Việt từ xưa đến nay đều có quan niệm ba vị Thần Táo sẽ định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này sẽ dựa trên hành động đẹp, cách đối nhân xử thế của các thành viên trong gia đình. Hàng năm, đúng vào 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời, có nơi gọi là "Tết ông Công". Lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng cá này hóa rồng, đưa ông Táo về trời.

Ngoài thả cá chép, người dân có thể đốt vàng mã cá chép
Ngoài thả cá chép, người dân có thể đốt vàng mã cá chép

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép sống được thả xuống sông, hồ phải là cá chép đỏ. Ngày nay, khi thả cá chép người dân cũng cần lưu ý thả cá nhẹ nhàng, tránh làm ô nhiễm môi trường khi xả rác, túi nilong ra môi trường xung quanh.

Lưu ý nhẹ nhàng và bảo vệ môi trường khi thả cá chép ngày 23 tháng Chạp
Lưu ý nhẹ nhàng và bảo vệ môi trường khi thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news