Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tăng cao, Hải quân Mỹ đã quyết định đưa tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan đến căn cứ hải quân tại Nhật Bản, thay thế tàu sân bay cũ George Washington tiếp tục sứ mệnh canh gác châu Á - Thái Bình Dương.
Theo tin tức trên tờ Bangkok Post ngày 15/5, Hải quân Mỹ sắp điều tàu sân bay USS Ronald Reagan tới châu Á để thực hiện nhiệm vụ “tác chiến và nhân đạo” trong bối cảnh Mỹ ngày càng tỏ ra bất bình với các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Với vũ khí hiện đại và mạnh hơn, tàu sân bay Ronald Reagan tăng cường chất lượng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Sắp tới, con tàu nằm ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ sẽ được phái đến căn cứ Mỹ tại Nhật Bản.
USS Ronald Reagan là một trong những siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới. |
Được đặt theo tên cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, tàu sân bay này sẽ lần đầu tiên làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu và hoạt động nhân của Hải quân Hoa Kỳ ở Đông và Đông Nam Á. Phái đến khu vực này tàu sân bay vũ trang tốt hơn, Mỹ đang có kế hoạch thay đổi cán cân lực lượng trong các xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, xung quanh tranh chấp biển đảo trong Biển Đông, tờ Bangkok Post viết.
Một nguồn tin an ninh Mỹ tiết lộ với tờ Bangkok Post rằng Chính sách “tái cân bằng” sang châu Á của Mỹ đang được hiện thực hóa bằng một loạt các động thái nhằm hình thành các liên minh mới và thắt chặt quan hệ với các đồng minh cũ, đặc biệt là Nhật Bản và Philippines.
Theo nguồn tin này, việc Mỹ thay thế tàu USS George Washington cũ kỹ bằng tàu USS Ronald Reagan mới hơn, hiện đại hơn, có sức chiến đấu cao hơn để thực hiện nhiệm vụ “trấn giữ” châu Á-Thái Bình Dương được coi là một tín hiệu cảnh báo rằng Mỹ đang gây sức ép lớn với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp trên biển.
Theo Bangkok Post, điều động một tàu sân bay vũ trang tốt hơn đến khu vực, Mỹ vừa muốn bảo vệ đồng minh thân cận là Nhật Bản, vừa muốn thay đổi tương quan lực lượng trong các cuộc xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.
Việc đưa USS Ronald Reagan tới thực hiện nhiệm vụ “trấn giữ” châu Á-Thái Bình Dương được coi là một tín hiệu cảnh báo rằng Mỹ đang gây sức ép lớn với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp trên biển. |
Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc xung đột lãnh thổ, tờ báo cho biết. Nhưng theo nhận định của Đài Sputnik (Nga), Tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan có thể thay đổi cán cân lực lượng trong xung đột lãnh thổ ở Biển Đông.
USS Ronald Reagan là tàu sân bay đóng vai trò kỳ hạm hàng đầu hiện nay của Hải quân Mỹ và đã được đưa vào hoạt động gần 23 năm. Đây là một trong 10 tàu chiến thuộc lớp tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Nimitz của Hải quân Mỹ và là một trong những chiến hạm lớn nhất thế giới.
Con tàu có chiều dài 330 mét – hơn cả chiều cao của tháp Eiffel – này được trang bị các hệ thống vũ khí rất hiệu quả cho các nhiệm vụ khác nhau. Nó đã từng được điều động tham gia cuộc chiến ở Iraq và thực hiện sứ mệnh nhân đạo “Tomodachi” đưa hàng viện trợ nhân đạo tới Nhật Bản sau trận sóng thần kinh hoàng năm 2011.
Ông Chris Bold, hạm trưởng tàu sân bay USS Ronald Reagan cho rằng con tàu này sẽ đem lại ổn định cho bất cứ khu vực nào mà nó “trấn giữ”.
Yên Yên (Bangkok Post, Sputnik News)