(Tinmoi.vn) Bắc Kinh thường không chấp nhận hành động can thiệp vào quốc gia khác của Mỹ, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, để bảo vệ quyền lợi của chính mình, Trung Quốc thực sự hoan nghênh cuộc không kích vào phiến quân Iraq của Washington.
Tờ The Diplomat đăng bài bình luận của ông Shannon Tiezzi, một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung cho rằng, khi Tổng thống Obama quyết định không kích vào Iraq, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành "ngư ông đắc lợi". Trung Quốc có lợi ích lớn tại quốc gia Trung Đông này và việc Mỹ không kích làm ngăn cản bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vô hinh chung cũng là một chiến thắng đối với người Trung Quốc.
Dù muốn hay không, Tổng thống Obama vẫn phải can thiệp quân sự "một cách hạn chế" vào Iraq
Nếu cuộc không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thành công, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ môi trường an ninh được cải thiện, khôi phục lại sự ổn định cho công nhân Trung Quốc tại đâu cũng như các hoạt động khai thác dầu của quốc gia này.
Nếu cuộc không kích thất bại, Trung Quốc đã sẵn sàng gặt hái những lợi ích ngoại giao theo kiểu "Chúng tôi đã nói là mọi chuyện sẽ như vậy mà". Đến thời điểm này, trên các văn bản chính thức, Bắc Kinh vẫn duy trì một lập trường trung lập.
Theo tờ China Daily, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh "hoàn toàn cởi mở đối với bất kỳ hành động giúp đảm bảo an ninh và ổn định ở Iraq, đặc biệt là phải tôn trọng chủ quyền Iraq".
Theo chuyên gia Tiezzi, Trung Quốc chưa vội vàng đưa ra phán quyết với việc Mỹ không kích Iraq bởi điều này đáp ứng hai mục tiêu chính của Trung Quốc: bảo vệ chủ quyền Iraq và cải thiện tình hình an ninh chung.
Chiến đấu cơ F/A-18C tham gia vào cuộc không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Iraq
Tân Hoa Xã từng phân tích rằng IS đang ngày càng gia tăng quyền lực và việc Mỹ can thiệp quân sự sẽ dẫn tới một sự hỗn loạn ở Iraq, rằng Tổng thống Obaam sẽ phải lựa chọn giữa việc giữ lời hứa không gửi quân đội chiến đấu ở nước ngoài hoặc đứng nhìn IS hủy hoại đồng minh Iraq.Truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh tấn công quân sự sẽ không thể giải quyết tận gốc của vấn đề. Chỉ có một giải pháp chính trị, thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ở Iraq và tôn trọng lợi ích của người Hồi giáo Sunni mới có thể chấm dứt bạo lực.
Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng cho rằng, chiến dịch không kích do Tổng thống Obama phát động dưới hình thức "viện trợ nhân đạo" để can thiệp vào Iraq cũng như nhằm nhận được sự động thuận của đại đa số người dân Mỹ chỉ là cái cớ để giành sự ủng hộ trong nước.
Trung Quốc không thể từ bỏ nguồn dầu mỏ dồi dào ở Iraq
Ông Tiezzi cũng cho biết thêm rằng, Tân Hoa Xã thậm chí còn tinh tế gợi ý rằng Tổng thống Obama nhẽ ra nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng Iraq sớm hơn thay vì không có hành động gì.
Trung Quốc hiện có 10.000 công nhân làm việc ở Iraq, chủ yếu ở miền nam và những khu vực do người Kurd quản lý. Ít nhất 1.200 công nhân đã được sơ tán và Bắc Kinh đã sẫn sàng để sơ tán thêm các công nhân nếu như giao tranh tiếp tục đe dọa những khu vực có người Kurd sinh sống.
Hơn nữa, Bắc Kinh luôn kêu gọi ngăn chặn hành động khủng bố và những kẻ cuồng tín vốn cũng đang gây nên sự mất ổn định tại Trung Quốc. Một chiến thắng của IS sẽ làm thảm họa với Trung Quốc.
Một chiến thắng của IS sẽ làm thảm họa với Trung Quốc
Trung Quốc có 10.000 lao động trong nước, chủ yếu tập trung ở phía Nam và phía Bắc của người Kurd kiểm soát. Một chiến thắng cho ISIS sẽ tai hại cho Bắc Kinh và sẽ đe dọa lợi ích kinh tế của mình trong khu vực, nhưng Trung Quốc sẽ không muốn chia sẻ trách nhiệm đối với bất kỳ hành động quân sự đã thất bại.
Cho đến nay, những hành động Trung Quốc giúp bảo vệ lợi ích ở Iraq chỉ giới hạn ở thủ đô Baghdad. Bắc Kinh biết rằng không thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng ở Iraq với chỉ những hành động như vậy. Một sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Iraq sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn trong thời gian dài.
Yên Yên (Theo The Diplomat)