Minh Nhân Tông Chu Cao Xí, con trai cả của Minh Thành Tổ Chu Đệ đã từng khó lòng đoạt được quyền kế vị ngai vàng chỉ vì "quá béo".
Minh Nhân Tông Chu Cao Xí, là con trai cả của Vĩnh Lạc hoàng đế (niên hiệu của Minh Thành Tổ Chu Đệ là Vĩnh Lạc). Thời kỳ mà Cao Sí nhậm chức cũng chính là thời kỳ thất bại nhất trong lịch sử nhà Minh. Khi Minh Thành Tổ còn đang ở ngôi báu, Cao Xí vừa không nhận được sự yêu mến của phụ hoàng, vừa bị hai em trai là Chu Cao Toại và Chu Cao Hú tranh sủng hãm hại, quyền thừa kế hoàn toàn không được đảm bảo. Sau đó, mãi đến năm 47 tuổi, Cao Xí mới được lên ngôi vua. Nào ngờ, hoàng vị chưa ngồi nóng ghế, mới lên ngôi được tám tháng đã băng hà.
Minh Thành Tổ Chu Đệ không thích người con trai cả là Minh Nhân Tông Cao Xí, một nguyên nhân là do Cao Xí quá yếu đuối, nhân hậu; mới nói nặng lời một chút đã tổn thương. Cao Xí hoàn toàn không được thừa hưởng những khí chất của ông nội hay cha, không giống với một quân chủ thiên hạ. Nguyên nhân thứ hai, cũng có thể coi là nguyên nhân chính và vì Cao Xí sở hữu một thân thể không hết, mắc chứng béo phì nghiêm trọng, đi đứng không dễ dàng, bắt buộc cần có hai người đỡ. Một người lên ngựa dương cung, xuống ngựa trị thiên hạ như Minh Thành Tổ tất nhiên không thể chấp nhận một người kế nhiệm như vậy. Tuy nhiên, điều đe dọa ngai vàng đối với Cao Xí chính là hai người em trai năng động và không "an phận", đặc biệt là em thứ Chu Cao Hú. Có một lần, Chu Đệ đã nói với con trai thứ của mình là Chu Cao Hú rằng, "sức khỏe của anh trai con không tốt, giang sơn này sớm muộn đều là của con mà thôi."
Sở dĩ mà Chu Cao Xí có được ngôi báu, phần vì ràng buộc của truyền thống "cha truyền con nối", cũng một phần vì ông đã lấy được một bà vợ tốt Trương Thị, sinh được con trai ngoan-Chu Chiêm Cơ-người nhận được sự ân sủng của ông nội Chu Đệ.
Từ sau khi được gả cho Minh Nhân Tông, Trương Thị đã nhận được sự yêu mến của Minh Thành Tổ và Từ Hoàng hậu. Khi làm thái tử tại Đông Cung, Cao Xí thường xuyên bị hai người em trai trêu chọc, cũng thường khiến phụ hoàng tức giận vì không thể cưỡi ngựa bắn cung. Quan hệ mẹ chồng-nàng dâu trước giờ luôn là một vấn đề khiến cả gia đình đau đầu. Thế nhưng Trương Thị lại nhận được sự yêu mến của mẹ chồng, chứng tỏ rằng đây không phải là một người tầm thường.
Minh Nhân Tông Chu Cao Xí đã suýt mất ngôi vì quá nhân hậu và mắc chứng béo phì. Ảnh: Ifeng. |
Kế hoạch giúp con trai cả giảm béo vẫn chưa có kết quả gì, già vậy sao giảm béo được, tuy nhiên Cao Xí vẫn tiếp tục như một hành động để chứng minh cho phụ hoàng thấy. Sau khi Cao Xí lên ngôi hoàng đế, tuy là do lễ giáo phong kiến, không thể công khai bày tỏ thái độ bất mãn với phụ hoàng, trong lòng có lẽ cũng vô cùng bất mãn. Chu Đệ từng tuyên bố ông phong Cao Xí lên thái tử chính là vì ông thích cháu trai Chu Chiêm Cơ, cũng như một lời khẳng định, ngai vàng mà Chu Cao Xí có được chính là nhờ sự yêu mến của Chu Đệ đối với cháu trai của mình, chứ hoàn toàn không phải là khả năng của Cao Xí. Đây cũng chính là hành động làm tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự tôn của Cao Xí.
Minh Nhân Tông-người được lên ngôi hoàng đế chỉ vì sự yêu mến của phụ hoàng giành cho con trai cả của mình, luôn có một cảm giác ghen tỵ đối với Chu Chiêm Cơ là điều có thể hiểu được. Người đời sau đã đưa ra dự đoán rằng, nếu Chu Xí tiếp tục làm hoàng đế thêm vài năm nữa, có thể sẽ xuất hiện khả năng phế truất ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, tình cảm không thân thiết giữa hoàng thượng và thái tử là một chuyện, và việc phế truất và tìm một người con khác để trao quyền kế vị lại là một chuyện hoàn toàn khác. Việc đầu tiên là tình cảm cá nhân, hoàn toàn không liên quan đến vấn đề giang sơn xã tắc. Khi Chu Đệ chưa băng hà, Cao Xí cũng đã nhiều lần đối mặt với những sự kiện trọng đại nhưng ông không hề nao núng mà vượt qua khó khăn, điều đó có thể thấy ông tuy là một người trung thực, nhưng hoàn toàn không phải một người hồ đồ không biết suy tính.
Tuy thời gian ông tại vị tương đối ngắn ngủi, nhưng Cao Xí đã ra lệnh ân xã cho nhiều đại thần của triều đại vua Minh Huệ Đế, đã loại trừ những hình phạt tàn khốc của triều đại cũ, giúp cho bàn dân thiên hạ được an nhiên hưởng thái bình, văn hóa bước vào thời kỳ phục hưng, những người làm văn hóa cũng nhận được những Chính sách đãi ngộ tốt hơn hẳn so với hai triều đại trước đó. Cũng chính vì những thành tựu trên của ông mà người đời sau đánh giá rất cao sự tại vị của ông, và tiếc vì thời gian ông làm hoàng thượng quá ngắn ngủi. Nếu xét trên khía cạnh cá nhân, ông không được đánh giá là một quân chủ xuất sắc, tuy nhiên, ông được đánh giá là một quân chủ tôn trọng tài năng của những quần thần dưới trướng. Chính vì vậy, miếu hiệu của ông mới tồn tại một chữ “Nhân”.
Nghiêm Thu (Ifeng)