Hàng nghìn con cá nhỏ như cá xac-din được tìm thấy đã chết tại hồ Alalay, Bolivia nhưng không ai biết được tại sao oxy trong hồ lại giảm đột ngột như vậy.
Ngay trước khi chết, có một vài con cá mới nở trong hồ tại thành phố Cochabamba, miền trung Bolivia.
Chưa rõ số lượng cá chết nhưng dựa trên dự trữ nước trong hồ thì ước chừng có hơn 1 tấn cá đã bị chết.
Theo truyền thông địa phương, các loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là cá platincho, một loài tương tự như cá mòi.
Xác cá được chuyển tới một bãi rác địa phương.
[mecloud]heB5pDlT8j[/mecloud]
Các nhà chức trách tin rằng nồng độ oxy trong nước thấp do bị ô nhiễm nặng, cộng thêm đợt nắng nóng cuối cùng trong năm 2015 đã khiến cá chết hàng loạt. Nhưng nguyên nhân chính xác của những điều kiện này vẫn chưa rõ ràng.
Nồng độ oxy đã giảm từ 5mm/l xuống còn 2,8mm, theo báo cáo thí nghiệm sơ bộ mà các quan chức địa phương tiết lộ.
Các kết quả đã được so với những báo cáo từ SEMAPA, công ty nước thành phố Cochabamba và ĐH San Simon.
Các nhà môi trường cho biết hồ này liên tục bị đe dọa bởi các vụ cháy cũng như việc xả nước thải.
Các nhà chức trách đang phân tích để đưa ra một biện pháp trước mắt nhằm oxy hóa hồ để ngăn cá tiếp tục chế. Tuy nhiên, truyền thông địa phương cho biết các phương tiện để giúp oxy hóa hồ đã không hoạt động.
"Đây là một thảm họa môi trường. Hàng ngàn con cá đã chết, thậm chí là hàng triệu. Bạn có thể thấy những chiếc xe cút kít nối tiếp nhau và những chiếc xẻng xúc đầy cá chết", một nhân viên tài nguyên thiên nhiên nói.
Trong năm 2015, chính quyền địa phương đã phân bổ 9 triệu bolivian tiền ngân sách (khoảng 900.000 bảng Anh) để khôi phục hồ nhưng không đạt kết quả.
"Chúng là những con cá nhỏ mới vừa nở ra, chúng đang phát triển và khi còn quá yếu, chúng không thể chống lại những kiểu thay đổi này và đó là lý do tại sao chúng lại chết", một nhà môi trường đến từ chính quyền Cochabamba nói.
Alalay là một hồ mới nằm trong thành phố Cochabamba. Nó được đào vào khoảng năm 1930 để ngăn lũ lụt tràn vào thành phố khi mực nước sông River dâng lên, đồng thời giúp hấp thụ độ ẩm và chất hữu cơ của nơi này.
Bảo Linh (Telegraph)