Tin mới

Video: UFO sáng rực trên bầu trời Nga khiến người người dân kinh hãi

Thứ năm, 04/08/2016, 17:04 (GMT+7)

Tờ Dailymail vừa đăng tải một đoạn video ghi lại một UFO sáng rực trên bầu trời Siberia, Nga mà nhiều nhà khoa học tin đó là sét hòn.

Tờ Dailymail vừa đăng tải một đoạn video ghi lại một UFO sáng rực trên bầu trời Siberia, Nga mà nhiều nhà khoa học tin đó là sét hòn.

[mecloud]Q4k5bxNS5m[/mecloud]

Một số nhân chứng chắc chắn nghĩ rằng có một UFO sáng rực khổng lồ bay qua bầu trời Nga tại khu vực Siberia.

Một đoạn video đã ghi lại được khoảnh khắc đáng kinh ngạc và đáng sợ về hiện tượng này. Nhưng hóa ra đó là sét hòn, một hiện tượng cực hiếm.

Một phụ nữ có mặt tại hiện trường hét lên: "Kinh dị, trốn đi thôi". Một người khác lo lắng hỏi: "Nó là cái gì thế?".

Mở đầu video, vật thể sáng dường như tiến về phía camera trước khi rẽ ngoặt sang hướng những cây gần Novosibirsk, thành phố lớn nhất Siberia.

Các chuyên gia Nga tư vấn qua video tin rằng đó là sét hòn.

Thường gắn liền với  cac cơn bão, loại sét này có thể kéo dài lâu hơn đáng kể so với loại sét chớp nhoáng thông thường.

Người đàn ông đứng sau máy quay nhanh chóng xác định nó mặc dù ông chưa từng chứng kiến hiện tượng ma quái này trước đó.

Hiện tượng điện trong khí quyển không thể giải thích này hiện vẫn chưa được các nhà khoa học nắm được toàn bộ.

Nó từng được báo cáo xuất hiện trong các cơn bão, là một quả cầu ánh sáng có kích thước bằng quả bóng golf cho tới vài mét.

Có một số báo cáo ghi nhận quả cầu ánh sáng này đã làm bị thương, thậm chí giết chết người và làm sập nhà.

Trong một bức thư gửi cho Dailymail vào năm 1936, một độc giả đã mô tả việc ông ta nhìn thấy "một quả cầu nóng đỏ rực, màu đỏ rơi xuống từ trên trời. Nó đã rơi ngôi nhà của tôi, làm đứt đường dây điện thoại, làm nổ khung cửa sổ sau đó tự chôn vùi xuống một bồn nước".

Cho tới những năm 1960 vẫn không có nhiều người tin về sự tồn tại của loại sét này.

Vào tháng 8/2013, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Không quân Mỹ ở Colorado đã thực hiện và chụp lại những quả cầu plasmoid trắng trong phòng thí nghiệm. Những quả cầu này được tạo ra từ tia lửa điện có năng lượng cao, được phóng ra từ những cực điện ngập một phần trong dung dịch điện giải.

Ngay cả các nhà nghiên cứu cũng không thể chắc chắn những gì họ tạo ra là sét hòn. Do đó, họ gọi hiện tượng này là "plasmoid áp suất không khí giống sét hòn".

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra những nguyên tố được tìm thấy trong đất địa phương như silic, sắt và canxi - cũng có mặt trong sét hòn.

Sét hòn là gì?

Trong nhiều thế kỷ, sét hòn được báo cáo xuất hiện trong các cơn bão có sấm sét như một ánh sáng rực.

Nó có thể có kích thước bằng một quả bóng golf cho tới vài mét.

Ánh sáng này xuất hiện trong không khí từ 1 cho tới hàng chục giây.

Có một số báo cáo ghi nhận những ánh sáng như thế này gây bị thương, thậm chí chết người, làm sập nhà.

Một giả thuyết về hiện tượng này là quả cầu được hình thành khi sét đánh xuống đất làm bay hơi một số khoánh chất silicat trong đất. Carbon trong đất khử silicat oxy, tạo ra một loại khí gồm các nguyên tử silicon tràn đầy năng lượng. Loại khí này sau đó kết hợp lại tạo thành các viên nang cực nhỏ (nanoparticles ) hoặc các sợi dây tóc nhưng vẫn trôi nổi trong không khí. Khi chúng phản ứng với oxy sẽ giải phóng ra nhiệt và phát ra ánh sáng.

Bảo Linh (Dailymail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: sét hòn