“Với tư cách là một cường quốc láng giềng của Triều Tiên, Trung Quốc sẽ không ngồi yên nhìn bán đảo Triều Tiên bị hủy hoại, càng không thể ngồi yên chứng kiến lợi ích an ninh quốc gia của mình bị đe dọa.”
Ngày 8/3 (theo giờ Bắc Kinh), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức buổi họp báo với báo giới trong nước và nước ngoài. Trong cuộc họp, vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề được quan tâm nhất.
Ngoại trưởng Vương Nghị trong buổi họp báo. Ảnh: Duowei |
Khi có phóng viên hỏi về thái độ của Trung Quốc về vấn đề của bán đảo cũng như việc Trung Quốc có tiếp tục duy trì chiến lược “kháng Mỹ trợ Triều” nữa không, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết, “Hiện nay tình hình bán đảo vô cùng căng thẳng, đâu đâu cũng nồng mùi “thuốc súng”. Nếu tình hình căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí những hành động của Triều Tiên vượt ra ngoài tầm kiểm soát, các bên có liên quan đều sẽ chịu những thiệt hại quan trọng. Với tư cách là một cường quốc láng giềng của Triều Tiên, Trung Quốc sẽ không ngồi yên nhìn bán đảo Triều Tiên bị hủy hoại, càng không thể ngồi yên chứng kiến lợi ích an ninh quốc gia của mình bị đe dọa.”
Trong thời điểm nhạy cảm này, ý nghĩa của những phát ngôn của Ngoại trưởng Vương Nghị rất đáng suy ngẫm.
Giới phân tích nhận định rằng, câu trả lời của Ngoại trưởng Vương Nghị có thể chứng minh thời cơ Trung Quốc sẽ nhúng tay vào vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên. Dư luận cho rằng, Trung Quốc sẽ “ra tay” hiểm độc nếu một trong hai điều kiện trên xảy ra.
Tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”’, vô cùng nguy hiểm. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc đã triển khai hai cuộc tập trận quân sự với tên “Key Resolve ” và “Foal Eagle” vào ngày 7/3. Hai cuộc tập trận lần này có thể coi là cuộc tập trận có qui mô lớn nhất sau sự kiện chiến hạn Cheonan bị bắn chìm hồi tháng 3/2010. Lần tập trận quân sự chung này với sự tham gia của hơn 300 nghìn binh lính Hàn Quốc và 150 nghìn quân lính Mỹ.
Trong đó, quân đội Mỹ sẽ triển khai tàu sân bay USS John C.Stennis, vốn vừa kết thúc hoạt động ở Biển Đông, một tàu ngầm và có thể là cả máy bay ném bom tàng hình B-2…đến tham gia tác chiến. Với lực lượng tác chiến hùng hậu và hệ thống vũ khí hiện đại nhất, hai cuộc tập trận đã xác lập kỷ lục mới từ năm 1976 đến nay. Đúng như những phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị khi nhận xét về tình hình hiện tại của Triều Tiên.
Theo thông tin trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã có những động thái đầu tiên sau cuộc diễn tập quân sự chung của Liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc rất quan tâm đến cuộc tập trận chung giữa liên quân Mỹ-Hàn trong bối cảnh Triều Tiên có những phản ứng phản đối mạnh mẽ đối với cuộc tập trận này. Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối các hành động “tự tìm đến chỗ chết” của Triêu Tiên, quyết không để “cửa ngõ” của mình lâm vào tình trạng chiến tranh loạn lạc. Lúc này, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng không thể ngồi yên “chờ chết”. Đây rõ ràng đã thể hiện rõ ràng thái độ cũng như lập trường của Trung Quốc về vấn đề bán đảo. Trung Quốc sẽ có những hành động quyết liệt để bảo vệ “láng giềng” nếu tình hình hiện tại của Triều Tiên thay đổi.
Bên cạnh đó, thái độ của Triều Tiên ngày càng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Kênh truyền hình chính thức của Triều tiên đã dẫn tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng của CHDCND Triều Tiên: “Quân đội nhân dân Triều Tiên hiện đang tăng cường chuẩn bị tấn công, dốc sức ứng phó với những hành động của Mỹ đang xâm phạm đến an ninh quốc phòng và chủ quyền của Triều Tiên, thậm chí có thể gây nguy hại đến sự sinh tồn của nước này. Đồng thời khẳng định, nước này sẽ không bỏ lỡ thời cơ thực hiện nguyện ước lớn nhất của Triều Tiên bằng con đường chính nghĩa”
Tập trận Liên quân Mỹ-Hàn. Ảnh: Reuters |
Triều Tiên cũng cho biết, sẽ tấn công phủ đầu kẻ thù bằng vũ khí hạt nhân, cũng nhấn mạnh Triều Tiên sẽ dốc hết sức để thực hiện kế hoạch tác chiến cho cuộc chiến chống lại Hàn Quốc và đe dọa lãnh thổ Mỹ.
Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có tiếp tục chiến lược “chống Mỹ trợ Triều” hay không, đối đáp của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng rất đáng được chú ý. Ông cho biết “Quan hệ Trung Triều là mối quan hệ bình thường giữa hai nước, có chiều dài và chiều sâu lịch sử. Niềm tin mù quáng vào chế tài và áp lực giành cho nước này, trên thực tế là vô trách nhiệm đối với tương lai của bán đảo”
Do Triều Tiên liên tiếp thử nghiệm bom nhiệt hạch cũng như phóng thử tên lửa đạn đạo, tình hình trên bán đảo cũng ngày càng căng thẳng. Để kiềm chế nguy hiểm đến từ hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đến Hàn Quốc. Hành động này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc phòng của các nước láng giềng của bán đảo như Nga, Trung Quốc.
Giới phân tích chỉ ra rằng, những thách thức mà Trung Quốc đang ngày càng nghiêm trọng khi tình hình bán đảo nóng lên, khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Trước sự bùng nổ của tất cả các nhân tố gây bất ổn định, Trung Quốc chủ trương tiếp tục nỗ lực khôi phục “vòng đàm phán sáu bên” hoặc sẽ áp dụng biện pháp xử lý tạm thời. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của đảng cầm quyền mà nói, chi phí cũng như các “tác dụng phụ” của việc ủng hộ Triều Tiên cũng vô cùng lớn. Trung Quốc hy vọng Triều Tiên có thể “nghe lời” để xoa dịu tình hình. Thế nhưng, liệu Triều Tiên có đồng ý tiếp tục làm “chó nghe lời chủ” nữa hay không?
Ngoài ra, theo Đa Duy, Triều Tiên đã dần trở thành “vật cản đường” của Trung Quốc trên đường bước lên vũ đài quốc tế. Khi mà tình hình ngày càng gia tăng giữa các quốc gia có liên quan đến vấn đề bán đảo như Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, có lẽ Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Theo dư luận nhận định, Trung Quốc có hai con đường có thể lựa chọn. Một là khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và các kế hoạch nghiên cứu hạt nhân. Con đường còn lại là Trung Quốc trực tiếp “hắt hủi” Triều Tiên, tránh những xung đột sau này
Theo quan điểm của đa số, trong mối quan hệ giữa hai nước, lợi ích thực tế mới là điều quan trọng nhất. Vậy lần này, cách xử lý của Trung Quốc đối với vấn đề Triều Tiên sẽ là sự suy nghĩ trên cơ sở lợi ích chiến lược của quốc gia.
Nghiêm Thu (Duowei)