Tại sao? Nếu bạn thường xuyên đi ăn ngoài, ăn thực phẩm đóng hộp, đồ uống đóng chai, đồ uống có chất điện giải... thì bạn có thể đang tiêu thụ nhiều muối hơn mức bình thường.
Hầu hết mọi người hấp thụ khoảng 3.400mg natri mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Điều này không tốt cho tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp. Tốt nhất bạn nên giữ lượng muối nạp vào dưới 2.300 mg/ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên giảm thấp hơn nữa, giới hạn tiêu thụ ở mức 1.500mg.
Tuy nhiên, rất khó để đong đếm được lượng muối nạp vào cơ thể. Thay vào đó, hãy xem xét những dấu hiệu của người bị thừa muối dưới đây để biết được mình có đang nạp quá nhiều natri hay không.
1. Bạn bì phù nề
Ăn quá nhiều muốn sẽ khiến cơ thể bạn tích nước. Do chất lỏng dư thừa trong các mô của cơ thể dẫn đến sưng, đầy hơi và bọng mắt. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi mặc quần áo và trông không tươi tỉnh nếu không nạp đủ lượng muối đó.
Hơn nữa, nó cũng có thể ảnh hưởng đến thể chất của bạn. Mặc dù lượng muối dư thừa không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tập luyện nhưng một số vận động viên đã lưu ý rằng cảm giác nặng nề do ăn quá nhiều muối sẽ cản trở hiệu suất của họ.
2. Thường xuyên bị đau đầu
Natri dư thừa sẽ làm rối loạn tỷ lệ chất lỏng trong cơ thể của bạn. Nguyên nhân có thể là do natri làm mất đi nguồn cung cấp nước của cơ thể và khiến bạn bị đau đầu do mất nước. Khi cơ thể mất quá nhiều nước, não sẽ co lại.
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể dẫn đến buồn nôn, chóng mặt và nôn trong trường hợp nghiêm trọng. Điều này làm cho cơn đau đầu dữ dội trở nên tồi tệ hơn nhiều. Nếu bạn bị đau đầu, hãy uống nhiều nước lọc để giúp đào thải natri ra ngoài và xem nó có tan hay không.
3. Bạn siêu khát
Bạn luôn thèm uống thứ gì đó và bị khô miệng? Nó có thể là do lượng natri quá cao. Bởi vì muối làm cho cơ thể bạn giữ nước và nó lấy từ chất lỏng dự trữ. Lượng muối dư thừa có thể gây thiếu hụt chất lỏng, dẫn đến khát để cảnh báo sự cân bằng chất lỏng đã hết. Hãy uống nước để thỏa mãn cơn khát đó và lưu ý xem bạn đã ăn những đồ ăn mặn nào.
Khát quá mức cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, vì vậy nếu bạn cắt giảm lượng muối mà vẫn không dịu cơn khát thì nên đến gặp bác sĩ.
4. Đi vệ sinh nhiều
Nếu bạn đi tiểu nhiều thì vấn đề có thể do ăn nhiều muối. Chất này tác động đến lượng chất lỏng trong cơ thể dẫn đến khát nước cực độ. Một khi cơn khát được thỏa mãn thì cơ thể sẽ gia tăng thời gian đi tiểu để lọc bớt lượng muối dư thừa.
Muối tác động đáng kể đến thận, bộ lọc của cơ thể bạn. Theo thời gian, bạn có thể bị suy thận.
5. Thèm đồ ăn mặn
Bạn không thể ngừng nghĩ về các món ăn mặn bởi bạn đã quen với điều đó. Khi đã ăn mặn, bạn có xu hướng muốn ăn nhiều hơn. Vòng tuần hoàn này khó phá vỡ. Hãy cắt giảm dần muối hoặc thay đổi các món ăn khi bạn đi ăn ngoài để thay đổi thói quen này.
(Theo Eatingwell)