Tin mới

Thi hài Từ Hi bị thổ phỉ khét tiếng đương thời mạo phạm

Thứ tư, 29/03/2023, 18:13 (GMT+7)

Sang thế giới bên kia, Từ Hi Thái hậu vẫn chịu sự xâm phạm khủng khiếp từ những kẻ trộm mộ. Ngoài cướp vàng bạc châu báu, chúng còn làm điều không ngờ với thi hài của bà.

Nhắc đến Từ Hi, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một bà lão kiêu ngạo trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình mà mọi người kính cẩn gọi là "Lão Phật Gia". Bà nắm quyền lực cuối triều đại nhà Thanh, quản lý đất nước rối ren và ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng. Điều này đẩy nhanh sự sụp đổ của nhà Thanh và trở thành kẻ đào mồ chôn triều đại này.

Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời vì bệnh tật và được chôn cất tại Đông Lăng ở thung lũng Phổ Đà. Trong khi đó, mộ Từ An Thái hậu được được đặt tại thung lũng Puxiang. Việc xây dựng 2 lăng mộ này kéo dài hơn 6 năm, tiêu tốn hơn 5 triệu lạng bạc. Đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại nhà Thanh. 

Ngôi mộ của Từ Hi Thái hậu từng là một kho báu béo bở với những kẻ mộ tặc.
Ngôi mộ của Từ Hi Thái hậu từng là một kho báu béo bở với những kẻ mộ tặc.

Sau khi qua đời, Từ Hi được chôn cất với tất cả những gì bà sử dụng suốt cuộc đời, gồm vô số đồ trang sức. Chỉ 20 năm sau khi an táng, tất cả những đồ trong tang lễ đều bị cướp phá.

Mộ tặc Tôn Điện Anh, một lãnh chúa được biết đến với cái tên "Kẻ cướp Đông Lăng". Vào thời loạn lạc, Tôn Điện Anh đã được Tưởng Giới Thạch chiêu mộ.

Năm 1928, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho Tôn Điện Anh trấn áp thổ phỉ ở Hà Bắc và đi ngang qua Đông Lăng. Trước đó, đạo tặc này đã cướp bóc ở Dụ Lăng (lăng Càn Long) dưới danh nghĩa diễn tập quân sự. 

Thời chiến tranh loạn lạc, mộ tặc Tôn Điện Anh khét tiếng đã quần thảo tại khu lăng mộ nhà Thanh và quần nát khu lăng mộ Từ Hi Thái hậu.
Thời chiến tranh loạn lạc, mộ tặc Tôn Điện Anh khét tiếng đã quần thảo tại khu lăng mộ nhà Thanh và quần nát khu lăng mộ Từ Hi Thái hậu.

Bước vào Đông Lăng, hành động đầu tiên của tất cả binh lính sau khi mở quan tài là lột sạch quần áo Từ Hi. Tại sao vậy? Lý do là trên quần áo Từ Hi có rất nhiều bảo vật quý, ngọc trai, đá quý, ngọc bích... Đáy quan tài còn phủ một tấm nệm theo ngọc trai. Những viên ngọc trai trên vương miện của bà cũng trị giá rất lớn. Bức tượng Phật đặt cạnh đều được nạm vàng, ngọc bích và khảm đá quý. Có thể nói quan tài của vị thái hậu này lấp đầy vàng bạc, đá quý.

Đồ trang sức và ngọc bích bị quân lính cướp sạch trong chớp mắt. Ngay khi chiếc quan tài được mở ra, chúng điên cuồng cướp phá. Một số binh lính không thể chen vào, vì vậy họ chỉ có thể lấy được quần áo của Từ Hi. Trang phục của bà đều làm từ lụa và sa tanh, khảm ngọc, rất có giá trị. Một số binh lính còn cạy miệng Từ Hi và lấy viên ngọc bên trong ra.

Hành động của những tên trộm mộ là sự sỉ nhục cực lớn với Từ Hi.
Hành động của những tên trộm mộ là sự sỉ nhục cực lớn với Từ Hi.

Sau vụ cướp bóc này, Thanh Lăng rơi vào một mớ hỗn độn. Vụ trộm mộ của Tôn Điện Anh đã dấy lên sự tức giận và phản kháng của các trưởng lão nhà Thanh. Để tránh bị trừng phạt, Tôn Điện Anh đã mang cấp dưới ra "thí tốt" và hối lộ Tưởng Giới Thạch để thoát tội. Sau đó, Tôn Điện Anh được thăng chức chỉ huy cho đến khi ông qua đời năm 1947 tại Văn phòng Quản lý Tội phạm Chiến tranh.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news