Tin mới

Top 10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2018

Thứ năm, 27/12/2018, 11:25 (GMT+7)

Thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng trong năm 2018, một năm qua đi với nhiều sự kiện quốc tế có tính chất lịch sử và gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống chính trị thế giới.

Thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng trong năm 2018, một năm qua đi với nhiều sự kiện quốc tế có tính chất lịch sử và gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống chính trị thế giới. 

1. Vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga tại Anh

Hôm 4/3, cựu điệp viên hai mang người Nga  Sergei Skripal và con gái ông được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh và được kết luận bị đầu độc tại TP Salisbury, Anh.

Theo đó, phía London đã cáo buộc Moscow có liên quan đến vụ hạ độc hai cha con cựu điệp viên Skripal, và ban hành lệnh bắt giữ hai công dân Nga vì thực hiện vụ đầu độc ông Skripals hồi tháng 9. Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc của phía London.

Vụ hạ độc cựu điệp viên Skripal đã khiến quan hệ giữa Nga và Anh cũng như các nước phương Tây leo thang căng thẳng. 

Các nước phương Tây đã cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm vụ đầu độc ông Skripal đồng thời sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới để chống Nga. 

Ở một động thái trả đũa khác, phía Moscow cũng trục xuất hàng chục nhà ngoại giao các nước phương Tây.

2. Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran

Hôm 8/5, Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký năm 2015 nhằm hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với nước cộng hòa Hồi giáo.

Theo đó, Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích thỏa thuận hạt nhân này không ngăn chặn việc Iran tiếp tục phát triển bom hạt nhân. 

Mặc dù vậy, các nước tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc - khẳng định Iran đã tuân thủ các cam kết và tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận.Trong tháng 8, chính quyền Washington đã tái áp đặt vòng 1 các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran. Chính quyền Mỹ cũng khôi phục toàn bộ lệnh trừng phạt chống Tehran từ tháng 11.

3. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại Khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Ngày 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại Khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tại nhiệm gặp gỡ một nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

Theo đó, hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Trump đã cam kết sẽ đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, trong khi đó Chủ tịch Kim tái khẳng định cam kết sẽ kiên định và vững chắc để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. 

Mỹ và Triều cũng cam kết thiết lập những mối quan hệ song phương, theo nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.

4. Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria và Damascus giành quyền kiểm soát Đông Ghouta 

Ngày 14/4, quân đội Syria đưa ra tuyên bố tất cả các lực lượng chống đối chính phủ đã bị buộc rời khỏi khu vực Đông Ghouta, tiếp giáp với thủ đô Damascus, sau cuộc tấn công kéo dài 2 tháng khiến hơn 1.700 người thiệt mạng.

Theo đó, đây là chiến thắng lớn trong một nỗ lực của chính phủ Syria nhằm tái khẳng định quyền kiểm soát tại khu vực này sau 7 năm nội chiến tại Trung Đông. 

Cùng ngày, liên quân 3 nước Mỹ - anh- Pháp đã phóng tổng cộng 105 tên lửa hành trình, tấn công ba cơ sở bị nghi sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học  tấn công dân thường ở TP Douma Đông Ghouta làm khoảng 70 người chết.

Cuộc tấn công này đã vấp phải sự chống trả quyết liệt từ hệ thống phòng không của Syria. 

Nga và phía Syria đã lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công này là vô căn cứ và vi phạm luật quốc tế, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ trật tự quan hệ quốc tế và kích động thêm làn sóng di cư tại Syria và cả khu vực. 

5. Mỹ quyết định chuyển Đại sứ quán tại Israel đến TP Jerusalem

Hôm 14/5, Mỹ đã chính thức Khai trương đại sứ quán mới tại TP Jerusalem, quyết định khiến người Palestine phản đối mạnh mẽ.

Theo đó, ngay sau khi Mỹ di dời Đại sứ quán tại Israel đến Jerusalem, nhiều cuộc đụng độ nghiêm trọng đã diễn ra tại dải Gaza. Đặc biệt, trong một ngày biểu tình đẫm máu nhất trong nhiều năm tại biên giới giữa Israel và Palestine, khoảng 60 người Palestine đã bị thiệt mạng sau khi đụng độ với lực lượng quân đội Israel.

6. Giải cứu đội bóng lợn hoang ở Thái Lan

Ngày 12/8, thế giới đã vỡ òa khi đội bóng Lợn hoang gồm 12 cầu thủ nhí và huấn luyện viên được đưa ra an toàn sau 18 ngày bị mắc kẹt trong hang sâu Tham Luang, miền Bắc Thái Lan. 

Theo đó, chiến dịch giải cứu khổng lồ này được khởi động với sự tham gia của hơn 1.000 người bao gồm quân đội cùng các lực lượng cứu hộ Thái Lan và hàng trăm tình nguyện viên trên khắp thế giới. 

Câu chuyện truyền cảm hứng về sức mạnh tinh thần của con người đã được trong vụ việc này đã được dựng thành phim.

7. Nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi bị sát hại

Ngày 2/10, nhà báo mang quốc tịch Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi đã mất tích sau khi đi vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục kết hôn.

Theo đó, sau 2 tuần phủ nhận, chính phủ Ả Rập Saudi đã thừa nhận nhà báo Khashoggi  bị một nhóm đặc vụ "nổi loạn" sát hại. Sau đó, Riyadh đã cho truy tố 11 người, trong đó 5 nghi phạm có thể lĩnh án tử hình.

Vụ giết hại nhà báo  Khashoggi  đã dấy lên làn sóng phẫn nộ toàn cầu do tính chất man rợ, khiến danh tiếng của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman  bị tổn hại nghiêm trọng.Các nước Mỹ, Pháp, Đức đã áp lệnh trừng phạt với những quan chức bị nghi ngờ liên quan đến sự việc. Thượng viện Mỹ mới đây cũng đã thông qua nghị quyết cáo buộc Thái tử ra lệnh giết nhà báo Khashoggi.

8. Ông trùm Nissan Carlos Ghosn bị bắt

Ngày 19/11, ông Carlos Ghosn - người đứng đầu liên minh ô tô khổng lồ Nissan-Renault-Mitsubishi, bị các công tố viên Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của nước này, thao túng các hồ sơ tài chính và báo cáo không đầy đủ thu nhập của bản thân.

Lãnh đạo Tập đoàn Nissan sau đó đã quyết định bãi nhiệm ông Ghosn mặc dù ông này tiếp tục là thành viên trong Hội đồng quản trị của Nissan.

Cho đến nay, cựu Chủ tịch Nissan bác bỏ những cáo buộc khai man thu nhập cá nhân. Ngày 10/12, nhà chức trách Nhật Bản đã phát lệnh bắt giữ mới đối với ông Ghosn - một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản.

9. Anh - EU thông qua thỏa thuận Brexit

Ngày 25/11, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), 27 nước thành viên EU đã thông qua các điều khoản của thỏa thuận Brexit với Anh (Anh rời khỏi EU).

Theo đó, Thủ tướng Theresa May đã kêu gọi người dân Anh ủng hộ thỏa thuận này trong bối cảnh Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019.  Tuy nhiên, hôm 10/12, Thủ tướng May đã hoãn cuộc bỏ phiếu về dự thảo Brexit mới tại Quốc hội Anh do lo ngại nhiều nghị sĩ vẫn phản đối.

10. Các cuộc biểu tình áo vàng gây chấn động nước Pháp

Từ ngày 17/11, làn sóng biểu tình phản đối tăng thuế nhiên liệu do phong trào "áo vàng" tổ chức diễn ra liên tục vào ngày cuối tuần ở Pháp đã trở thành cuộc biểu tình hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. 

Theo đó, làn sóng biểu tình đã biến thành bạo động khi làm chết gần 10 người, 500 người bị thương và hàng nghìn người bị bắt, gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ euro. 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron buộc phải nhượng bộ, tuyên bố năm 2019 ngừng tăng thuế nhiên liệu, dù trước đó ông tuyên bố không cúi đầu trước “chính trị đường phố”.

Ngày 10/12, Tổng thống Trump công bố các biện pháp khác, bao gồm việc tăng mức lương tối thiểu,nhằm chấm dứt lànn sóng biểu tình "Áo vàng".

Tôn chỉ của phong trào “Áo vàng” đã không còn giới hạn ở đấu tranh giảm thuế xăng dầu, mà đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news