1. Cá hoang dã ở môi trường ô nhiễm
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng tự nhiên thì tốt hơn nuôi trồng, tuy nhiên với cá lại khác. Trong điều kiện môi trường hiện nay bị ảnh hưởng nhiều của khói bụi, chất độc hoá học... các loại cá hoang dã sinh trưởng trong môi trường như vậy rất dễ nhiễm độc dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.
Ngoài ra, thức ăn của các loại cá hoang dã cũng rất phức tạp và chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được điều này. Các loại cá hoang dã sống trong đại dương dễ chứa hàm lượng thủy ngân cao và các kim loại nặng khác. Nếu ăn cá có quá nhiều kim loại nặng sẽ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những con cá có cân nặng bất thường cũng không nên ăn, loại này thường có tuổi thọ dài, vì vậy hương vị thịt sẽ không còn ngon. Hơn nữa, việc nó sống quá lâu trong môi trường nước cũng dễ bị nhiễm độc tố và chất ô nhiễm tích tụ trong cơ thể.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu về lợi ích của cá đối với sức khỏe do các nhà nghiên cứu Dariush Mozaffarian và Eric B. Rimm tại Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện cũng chỉ ra rằng các loài cá hoang dã như cá mập, cá kiếm, cá ngói và cá thu... chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu này còn có khả năng chứa các chất ô nhiễm công nghiệp như dioxin, polychlorinated biphenyls (PCB)... cực kỳ có hại cho sức khỏe.
2. Cá có mùi dầu hỏa, mùi tanh bất thường
Khi mua cá các bà nội trợ nhất định phải chú ý đến mùi của cá. Nếu cá có mùi dầu hỏa thì có thể đây chính là mùi của phenol trong nước bị ô nhiễm. Loại cá này thường sinh trưởng trong môi trường nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng dẫn đến trong cơ thể chúng chứa một lượng độc tố lớn.
Ngoài kim loại thì cá cũng bị một số người bán hàng không trung thực sẽ nhỏ formaldehyd vào nước trước khi bán, để cá có thể duy trì độ tươi lâu hơn. Khi đó, cá sẽ có mùi hăng khá rõ, vì vậy bạn nên cẩn trọng khi mua.
Nếu thường xuyên ăn loại cá này trong một thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu... thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cá luôn có mùi tanh tự nhiên, nhưng khi mùi tanh đó biến thành mùi lạ, hôi thối thì không nên mua.
Cá nước mặn thường có mùi muối mặn đặc trưng, còn cá nước ngọt có mùi của bùn đất nên có thể dễ dàng phân biệt cá biển hay cá nuôi.
2 loại cá trên đây đều có đặc điểm chung là không có cơ sở nhân giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và chúng có thể được sinh trưởng từ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trong tự nhiên.
Ngoài cá thì có không ít các loại rau dại mọc ở gần đường lớn, mương rãnh bốc mùi hôi thối, gần các nhà máy hoá chất... cũng không nên sử dụng, vì đây là những nơi dễ bị ô nhiễn và có chứa nhiều kim loại nặng.
Rau mọc ở đây sẽ hấp thụ các chất độc này, nếu ăn vào cơ thể sẽ làm tích luỹ độc tố trong cơ thể gây tác hại lớn cho con người.