Mỗi nhành hoa Tết đều mang ý nghĩa khác nhau, bạn nên tham khảo để giúp không khí những ngày Tết trở nên rực rỡ hơn, nhộn nhịp hơn.
Hoa mai
Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Hoa mai từ lâu đã gắn bó với làng quê Việt, cây ươm mầm, cắm rễ sâu trong đất, chẳng chịu khuất phục bởi gió bão, đầy sức sống vào dịp đầu xuân. Theo quan niệm, hoa mai là biểu tượng của cốt cách, sức sống bền bỉ mang đến sắc hương ngọt ngào. Theo quan niệm của người xưa thì cây hoa mai nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì gia đình đó sẽ "đại cát, đại quý" suốt năm.
Hoa đào
Hoa đào tượng trưng cho hai vị Thần Trà và Uất Lũy bảo vệ con người thoát khỏi sự quấy rối của ma quỷ. Ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, mang lại Bình An, hoa còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sung túc, thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, chung thủy…
Hoa bách hợp
Bách hợp quý phái, thuần khiết, thanh tao thể hiện cho sự chung thủy, bên nhau trọn đời. Hoa bách hợp thể hiện cho sự cao quý, vì vậy quan niệm xưa cho rằng khi nhìn thấy những cánh hoa này thì sẽ quên hết mọi ưu phiền. Hoa bách hợp khiến cho không gian nhà bạn khiến gian nhà trở nên ấm, sum vầy, vui vẻ.
Hoa lay ơn
Đây là loài hoa rất đài các, mỹ miều, thể hiện niềm vui, niềm hân hoan trong năm mới. Hoa lay ơn tươi rất lâu, khoảng từ 10-15 ngày vì vậy thường được mua về cắm Tết. Theo quan niệm, hoa sẽ giúp không gian gia đình trở nên ấm áp, rực rỡ. Ngoài ra loài hoa này khi tặng cho người mình yêu còn có nghĩa rằng Bạn Muốn Hẹn Hò với người đó.
Hoa nhài (kiêng kị)
Loài hoa này dù tinh khiết với mùi thơm dịu dàng nhưng không phù hợp để bày dịp Tết. Hoa này không mang ý nghĩa tài lộc, vượng vận mà mang ý nghĩa của tình yêu đôi lứa nhiều hơn.
Hoa dâm bụt (kiêng kị)
Hoa dâm bụt dù mang sắc đỏ đại diện cho sự may mắn, tài lộc nhưng lại chính là loài hoa đại kỵ, đặc biệt không nên cắm trên bàn thờ. Nguyên nhân đến từ tên của loài hoa này, nó làm cho không gian thờ tự của nhà bạn mất đi sự trang nghiêm, thành kính.