Nội tạng
Khi sơ chế cá, ngoài việc bỏ mang và vảy thì bạn cũng cần loại bỏ đi lớp nội tạng trong bụng của cá. Đây là vùng không nên giữ lại bởi nội tạng của cá chứa nhiều độc tố, nếu dịch mật bị thủng thì túi mật sẽ tràn ra ngoài. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mùi vị mà nếu ăn vào còn dễ sinh bệnh trong cơ thể.
Mật cá
Dân gian có một bộ phận đồn thổi rằng mật cá có khả năng chữa bách bệnh. Tuy nhiên, điều này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn từng khuyến cáo rằng mật cá không phải thuốc bổ bởi đó là nơi cung cấp các men, enzyme và là bộ phận chứa lượng độc tố tetrodotoxin. Loại chất này có thể gây hại lên hệ thần kinh, làm suy hô hấp, rối loạn hành vi...
Chất nhầy và màng đen trên thân cá
Khi sơ chế nội tạng, bạn phải loại bỏ sạch lớp "chất nhầy" trên thân cá bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn và chất bẩn. Nếu rửa bằng tay không sạch, bạn phải dùng dao cạo sạch mới hết được. Ngoài ra, bên trong thân cá còn có một lớp màng đen. Bạn cũng cần phải dùng dao mới cạo hết sạch được. Nếu để phần này dư lại trong thân cá thì mùi sẽ tanh, khi ăn mất vị ngon và không hề tốt cho cơ thể.
Đầu cá
Cá sống trong môi trường nước, ngày nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước diễn ra ở nhiều nơi, từ đó dẫn đến hàm lượng kim loại nặng có trong đầu cá tăng lên rất nhiều. Nếu muốn ăn đầu cá thì bạn hãy mua cá ở nơi có chất lượng nước đạt chuẩn, không có ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại.
Mắt cá
Mắt cá không hề giàu chất dinh dưỡng như bạn vẫn tưởng, đây là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Đáng chú ý, một số con cá có đốm trắng trên mắt hoặc máu đỏ chính là dấu hiệu để bạn không nên mua chúng.
Ảnh minh họa