Bên ngoài biên giới Trung Quốc, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng những định hướng chiến lược của ông là chủ đề phỏng đoán vô tận.Tạp chí The Diplomat mới đây đã làm rõ 5 câu hỏi về Tập Cận Bình mà thông qua đó, người ta có thể hiểu được phần nào về nền chính trị cũng như Chính sách ngoại giao của cường quốc mới nổi này.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?
Câu hỏi này bắt đầu xuất hiện khi người ta nhận ra rằng, công tác tuyên truyền, xây dựng hình ảnh ở Trung Quốc hầu hết đều tập trung vào Chủ tịch Tập Cận Bình, còn Thủ tướng Lý Khắc Cường lại vô cùng ít ỏi. Đây là sự khác biệt rõ ràng so với người tiền nhiệm của ông Lý là cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, vốn là người được truyền thông nước này khá ưu ái.
Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là người có khá nhiều danh tiếng, hình ảnh của ông thậm chí còn phổ biến hơn cả chủ tịch đương thời Mao Trạch Đông. Kể từ thời Chu Ân Lai, thuật ngữ "thủ tướng" có ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Hầu hết người Trung Quốc đều hy vọng những đảm đương vị trí đó đều là người tài năng, vừa ôn nhu lại vừa kiên quyết như Chu Thủ tướng. Chính điều này đã tạo ra áp lực rất lớn đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc.
Nhiều nhà quan sát chính trị từng nghĩ rằng giữa hai lãnh đạo hàng đầu quốc gia có một sự cạnh tranh ngầm, thậm chí là một "cuộc chiến truyền thông". Tuy nhiên, họ đều nhận ra rằng mình đã nhầm lẫn. Về cơ bản, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường luôn "hợp tác vui vẻ" để giải quyết những bất đồng giữa họ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường
Sau khi ông Tập lên nhậm chức, đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường nỗ lực "chạy đua giữa quốc gia với các nhóm lợi ích", thành lập nhiều tổ chức quan trọng về an ninh thông tin mạng, ủy ban an ninh quốc gia... Trong những nhóm này, ông Lý Khắc Cường đều giữ vị trí chỉ huy, một ngoại lệ dành cho người vốn chỉ liên quan đến vấn đề quân sự. Điều này đồng nghĩa với việc quyền lực của ông Lý đã được mở rộng sang các vấn đề kinh tế, và cho thấy sự hiểu nhau ngầm giữa ông Tập và ông Lỹ không chỉ trong vấn đề cải cách và nền kinh tế mà còn trong hều hết các lĩnh vực.
Vậy làm thế nào để giải thích cho sự chênh lệch trên các phương tiện truyền thông? Một quan chức chính phủ Trung Quốc đã nói rằng hai nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt đến một sự đồng thuận rằng cần phải làm nổi bật quyền lực của Tập Cận Bình trên các phương tiện truyền thông như một "người hùng" có thể giải quyết mọi khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt như nỗ lực cải cách kinh tế, chống tham nhũng. Ngoài ra, theo tác giả bài viết trên The Diplomat, Lý Khắc Cường có thể chỉ là một nhân vật bị lu mờ hơn so với người tiền nhiệm Ôn Gia Bảo.
Xem thêm Video bắn vợ, bắn cả tài xê taxi đưa vợ đi cấp cứu :
Ai là cố vấn đáng tin cậy nhất của Tập Cận Bình?
Có rất nhiều ứng viên cho vị trí quan trọng này. Đó có thể là Li Xi, bạn học của Tập Cận Bình và hiện là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh; có thể là Ding Xuexiang, thư ký cho ông Tập và là phó Giám đốc Văn phòng chung của Ủy ban Trung ương đảng; có thể là Wang Huning, người đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình vừa công bố giải pháp chủ yếu liên quan đến chống tham nhũng, công tác tuyên truyền, các lực lượng vũ trang và an ninh. Những gợi ý trong giải pháp này cho thấy ông Tập có hẳn một đội ngũ cố vấn tham vấn, hỗ trợ.
Theo tác giả bài viết, những người này bao gồm Wang Qishan, Bí thư Chính trị và Tư pháp thuộc Ủy ban trung ương; Lu Wei, Giám đốc Văn phòng an ninh mạng trung ương; Tướng Liu Yuan và Li Zhanshu, Giám đốc Văn phòng chung của Ủy ban Trung ương (cũng là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động an ninh quốc gia của Trung Quốc).
Ông Tập có một đội ngũ cố vấn thân cận bên mình
Vai trò của Wang Qishan là điều hiển nhiên. Nếu không có ông ấy, các chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ chững lại, và công chúng sẽ không dành hy vọng cao như vậy cho Tập Cận Bình.
Lu Wei là một nhà điều hành trẻ tuổi và có năng lực. Sau nhiều năm làm việc tại Tân Hoa xã, Lu đã được giao trách nhiệm tuyên truyền tại Bắc Kinh. Gần đây, ông đã trở thành người điều hành internet của Trung Quốc.
Liu Yuan là trợ lý đắc lực của ông Tập trong quân đội. Mặc dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ tiết lộ mối quan hệ giữa hai người, nhưng theo các phương tiện truyền thông Hong Kong, ông Tập đã hỗ trợ Liu trong cuộc chiến chống Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Thậm chí còn có tin đồn rằng Liu Yuan sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Ban kiểm soát kỷ luật của PLA. Cả ông Tập và Liu đều là con cái của những người lớn tuổi trong đảng cộng sản, điều đó có nghĩa họ chia sẻ một "gen" trung thành với đảng, với đất nước.
Cuối cùng, Li Zhanshu chịu trách nhiệm về quy hoạch tổng thể của tất cả các hoạt động và an toàn cá nhân của chủ tịch Tập. Li luôn luôn là một phần của đoàn tùy tùng cho chuyến thăm nước ngoài của Tập, một bằng chứng rõ ràng về tầm quan trọng của ông.
Liệu có tồn tại sự chống đối chính trị thực sự nào với Tập Cận Bình?
Ngược lại với nền chính trị phương Tây, người ta không thể nhìn thấy các phe phái tồn tại trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc, một quy luật từ thời Mao Trạch Đông.
Nhìn bề ngoài, nền chính trị của Trung Quốc hoàn toàn không có dấu hiệu của sự bất hòa. Công chúng đã hoàn toàn không biết gì về sự lật đổ Bạc Hy Lai hồi cuối tháng 3/2012, ngay sau khi kết thúc cuộc họp Quốc hội thường niên.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Bạc Hy Lai bị hạ bệ có liên quan đến một cuộc tranh đấu chính trị
Trường hợp của Bạc Hy Lai được xử lý như một loại tội phạm hình sự. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng Bạc Hy Lai bị hạ bệ có liên quan đến một cuộc tranh đấu chính trị dù không ai có thể đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh ông này thuộc phe đối lập chính trị với Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, nhiều khả năng ông Tập vẫn phải đối mặt với những sự chống đối tiềm ẩn. Tập Cận Bình từng công khai tuyên bố rằng: "Cuộc cải cách đã bước vào giai đoạn khó khăn. Tình hình chống tham nhũng vẫn còn phức tạp và nghiêm trọng". Theo suy đoán của giới chuyên gia, đó là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng phải đối đầu với một cuộc chiến chính trị khó khăn.
Đó cũng là nguyên nhân giải thích cho việc chính phủ Trung Quốc đã và đang lên kế hoạch xây dựng nên chính quyền Tập Cận Bình thông qua các phương tiện truyền thông. Ông Tập cần sự đoàn kết trong nội bộ đảng cũng như sự ủng hộ rộng khắp.
Và ai là phe đối lập? Chỉ cần tìm kiếm các "con hổ lớn" - Tập Cận Bình sẽ không để cho họ được yên ổn.
Tập Cận Bình có thực sự hi vọng vượt qua các nhà lãnh đạo trước đây và trở thành một "kiến trúc sư" mới?
Gọi ông tập là "kiến trúc sư mới" là ngôn ngữ mà các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nghĩ ra. Cụm từ này chưa hề được ông Tập hay các văn bản chính thức thừa nhận và mới chỉ xuất hiện trên tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng.
Truyền thông Trung Quốc dùng thuật ngữ "kiến trúc sư mới" để chỉ nhà lãnh đạo
Hai năm trước, Hu Angang, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, đăng tải một bài viết trên tờ Nhân dân nói rằng hệ thống chính trị Trung Quốc có sự pha trộn của cả chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống quyền lực Trung Quốc, quyền lực được chia sẻ giữa các thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ chính trị. Những quyết định về các vấn đề chính được thực hiện bằng cách lấy ý kiến một cuộc thăm dò. Đề xuất mạnh dạn bày tỏ ý kiến của của Hồ Cẩm Đào đã được đưa vào thực hiện từ khi ông còn giữ chức chủ tịch nước.
Chính việc sử dụng thuật ngữ "kiến trúc sư mới" cũng là một cách để thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới đối với ông Tập.
Điều đáng nói là ông Tập chỉ mới làm chủ tịch được hai năm, và trước mắt, ông còn ít nhất là tám năm để đảm trách vị trí lãnh đạo cao nhất này. Những cải cách, đường lối vẫn còn ở phía trước, diện mạo Trung Quốc ra sao dưới thời Tập Cận Bình vẫn là điều ít ai hình dung được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng ông Tập vẫn sẽ duy trì hình thức biểu quyết để lấy ý kiến.
Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng Tập Cận Bình là người rất ý thức được vai trò lịch sử của mình, và những gì ông làm sẽ không chỉ có giá trị với Trung Quốc hiện tại mà còn cả tương lai. Trung Quốc cần phải thay đổi, và Tập Cận Bình đã được lựa chọn để là người làm nhiệm vụ đó thông qua việc thúc đẩy cải cách, chống tham nhũng.
Một quan chức Trung Quốc nói rằng, Tập Cận Bình sẽ đóng vai trò của một người hùng sẽ giúp Trung Quốc phát triển hơn, an toàn hơn, và ít rủi ro hơn. Theo quan chức này, sẽ mất ít nhất 5 năm để thuật ngữ "kiến trúc sư mới" được chính thức chấp nhận.
Người dân Trung Quốc nghĩ gì về Tập Cận Bình?
Hãy suy nghĩ về Putin: Bất chấp sức ép và trừng phạt từ phương Tây, ông vẫn nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ người dân Nga. Khi gặp gỡ Putin vào năm ngoái, ông Tập đã nhận ra rằng giữa ông và nhà lãnh đạo Nga có nhiều tính cách giống nhau. Một số hành động trước công chúng Trung Quốc của ông Tập rất giống với cách mà Putin đã làm ở Nga.
Ông Tập và Tổng thống Nga Putin có khá nhiều điểm tương đồng về tính cách
Hầu hết người dân Trung Quốc ủng hộ Tập Cận Bình vì nhận thấy ông có khá nhiều điểm khác so với các nhà lãnh đạo trước đó. Ông Tập thường đưa theo người vợ xinh đẹp của mình trong các hoạt động ngoại giao, chú ý đăng tải hình ảnh hoạt động của mình trên mạng; sẵn sàng hạ bệ những quan chức mục nát, biến chất; đương đầu với Mỹ và Nhật Bản.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc muốn được thay đổi. Họ tìm kiếm sự công nhận của quốc tế và hội nhập. Tập Cận Bình đã làm thỏa mãn được tâm lý này của người Trung Quốc khi thực hiện các cải cách kinh tế. Dưới thời Tập Cận Bình, đất nước Trung Quốc và người dân Trung Quốc đều đã thay đổi.
Theo Yên Yên (The Diplomat)