Vào hôm thứ 2 (25/5), Thủ tướng Anh David Cameron đã có bài phát biểu quan trọng sau cuộc tái tuyển cử cho chức vụ lớn của ông.
Đối mặt với 1 loạt thách thức bao gồm khả năng Hi Lạp kết thúc sử dụng đồng tiền chung Euro, khủng hoảng di cư quy mô lớn trên bờ biển châu Âu, cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga tiếp tục Chính sách không khoan nhượng, sự lan rộng của Nhà nước Hồi giáo hay tình trạng hỗn loạn không ngừng ở Trung Đông, ông Cameron đã chọn phát biểu về kế hoạch đảm bảo bố trí cán bộ nhân viên tốt hơn tới các bệnh viện ở Anh vào cuối tuần.
Thủ tướng Anh David Cameron |
Quả thật có một chút không công bằng. Các nhà lãnh đạo ở khắp nơi, ngay cả ở Hoa Kì đều hiểu “tất cả chính sách chỉ mang tính cục bộ”. Sau 300 năm chạy đua thần kì, Anh quốc cơ bản không còn là cường quốc toàn cầu nữa.
Trong những năm tới, quân đội Anh sẽ rút xuống khoảng 80.000 người. Báo cáo từ Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh dự đoán con số này có thể rút xuống mức 50.000 người. Đây sẽ là con số nhỏ hơn so với bất cứ thời điểm nào từ những năm 1770 theo tờ Daily Telegraph và ngang bằng với số lượng thành viên ở sở cảnh sát thành phố Newyork như David RothKopf mà báo Foreign Policy đã chỉ ra.
Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược Anh đưa ra kết luận rằng hơn 5 năm qua ngân sách quốc phòng quân đội Hoa Kì đã giảm 8%-9% dẫn tới tình trạng năng lực họat động thông thường giảm xuống 20%- 30%. Tất yếu Anh trở thành 1 đồng minh nhỏ bé và miễn cưỡng trong hoạt động không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo. Phi đội không quân 30 năm tuổi Tornado của Anh là thế hệ sau các máy bay chiến đấu Mĩ F-22. Hải quân Hoàng gia Anh đã từng thống trị biển cả hoạt động mà không dùng đến bất cứ chiếc tàu sân bay nào.
Các thành viên NATO với nhiệm vụ duy trì an ninh quốc gia tiêu tốn 2% tổng sản phẩm nội địa. Nước Anh đang tỏ ra dao động và khước từ cam kết duy trì mức ngân sách đó (tình trạng của các quốc gia châu Âu khác còn tệ hơn, điều này đồng nghĩa Mĩ chiếm hơn 70% chi tiêu quân sự của NATO). Tình trạng này cũng xảy ra ở các yếu tố khác đối với tầm ảnh hưởng toàn cầu của Anh. Trong nhiệm kì đầu tiên của ông Cameron, ngân sách cơ quan ngoại giao đã bị cắt giảm hơn ¼ và còn có thể bị cắt giảm nhiều hơn nữa. BBC World Service có lẽ là 1 bộ phận có ảnh hưởng lớn nhất trong ngoại giao công chúng toàn cầu của quốc gia đã ngừng hoạt động 5 chương trình truyền hình bằng ngoại ngữ và tổng ngân quỹ của tổ chức ngày càng bị cắt giảm.
Điều đáng ngờ là nước Anh có những chính sách ngoại giao không khôn khéo trên bất cứ phương diện nào bao gồm những lệnh trừng phạt khắc nghiệt chống lại Nga, những cuộc đàm phán thương mại căng thẳng với Trung Quốc, sử dụng vũ lực tại Trung Đông và giao chiến với các quốc gia châu Âu còn lại.Theo The Post đưa tin, trong những cuộc bầu cử gần đây, những chính sách ngoại giao đưa ra chỉ là hình thức.
Vậy tại sao đây lại là vấn đề? Bởi do Anh có tiếng nói trí tuệ và thẳng thắn trên hầu hết tất cả những vấn đề toàn cầu và muốn củng cố, duy trì hệ thống quốc tế như ngày nay dựa trên những tư tưởng rộng rãi cũng như hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới nhằm thúc đẩy quyền cá nhân và luật pháp.
Trong một cuốn sách kinh điển “God and Gold” của mình, Walter Rusell Mead đã chỉ ra rằng vào thế kỉ 16, trong khi nhiều quốc gia như các bang thành phố Bắc Ý, hội Liên hiệp thương mại các thành phố phía bắc Âu, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ về kinh tế, chính trị thì nước Anh lại vươn lên tất cả trở thành một nền kinh tế công nghiệp lớn cũng như siêu cường quốc đầu tiên của thế giới hiện đại.
Rõ ràng là một nghịch lý đối với những vị khách của Anh khi London tiếp tục là một trung tâm toàn cầu phát triển thịnh vượng. Hơn 1/3 cư dân London không sinh ra tại Vương quốc Anh và chính phủ sẵn sàng đi khắp thế giới kêu gọi đầu tư dù đó là Trung Quốc, Nga hay A- rập. Đây là chiến lược tích cực nhằm vươn lên thành một trung tâm xuất nhập khẩu và tài chính. Nhưng Anh không phải là Luxembourg và thậm chí giờ đây vẫn là một quốc gia có tài, có lịch sử và có năng lực để định hướng trật tự quốc tế. Đó là lý do tại sao những thay đổi bên trong nước Anh là tấn thảm kịch không chỉ đối với chính vương quốc mà còn đối với nhiều quốc gia khác.
Lược dịch từ ý kiến của nhà bình luận Fareed Zakaria trên báo Washington Post.
An Nhung