Uỷ viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có cuộc đối thoại “đạt được nhiều kết quả tích cực” với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trích lời Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Đặc phái viên của thủ tướng Abe Natsuo Yamaguchi đã được chào đón bằng nụ cười niềm nở khi đến Bắc Kinh. Những thông tin của đài truyền thanh lớn nhất Nhật Bản NHK và do Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp đều khiến giới truyền thông thế giới vô cùng sửng sốt.
Kỳ thực, bất cứ nhà đài nào của Bắc Kinh và Tokyo đều rất hứng thú với tranh cãi cấp cao của hai nước Trung Nhật về thảm sát tại Nam Kinh. Nhưng nói cho cùng, đây không nên là tình huống phát triển trong quan hệ hai nước khi các cuộc tiếp xúc và đối thoại giữa lãnh đạo cấp cao hai nước ngày càng nhiều. Trong khi những tranh chấp trong lịch sử vẫn còn tồn tại khiến hai nước luôn trong trạng thái bất an, Bắc Kinh sẽ thực hiện công cuộc “phá băng” mối quan hệ Trung-Nhật bằng những hành động của chủ nghĩa thực dụng nhằm phục vụ cho cục diện lớn hơn.
Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch hâm nóng mối quan hệ. Ảnh: Duowei. |
Phải thừa nhận rằng, giới truyền thông Trung Quốc tương đối hứng thú với tranh luận về vụ thảm sát Nam Kinh giữa Thủ tướng Abe và nội các Nhật Bản.
Điều này khiến rất nhiều báo đài bao gồm cả Global Times một mặt nói về cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao giữa ba nước Trung Nhật Hàn, một mặt nói “trở ngại của quan hệ hai nước Trung Nhật vẫn chưa hoàn toàn biến mất”.
Nhưng theo tin tức do Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp, “hai bên đều hy vọng có thể cải thiện mối quan hệ này”, và còn nhấn mạnh đối thoại là phương pháp quan trọng nhằm tăng cường nhận thức chung, hạn chế bất đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, cho dù nội các Nhật Bản khẳng định “ tình hình vẫn chưa có những thay đổi lớn”, nhưng quan hệ Trung Nhật vẫn có những tín hiệu tích cực dưới tác động của những hành động “hâm nóng” mối quan hệ của Trung Quốc.
Nếu quan sát những câu nói dựa trên nguyên tắc không đề cập đến những bất đồng trong lịch sử cũng như lãnh thổ, không khó để nhận ra rằng Thủ tướng Abe-người thường bị Bắc Kinh đổ lỗi cũng không được nhắc đến nhiều trong báo cáo của Bộ Ngoại giao nước này.
Trước cuộc gặp với ông Dương Khiết Trì, Thủ tướng Abe nhấn mạnh “phía Nhật Bản hy vọng duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa với tinh thần tích cực, khích lệ mở rộng trao đổi nguồn nhân lực, xử lý và hạn chế những bất đồng, thúc đẩy phát triển mối quan hệ hai nước trở nên mật thiết”, còn hứa “sẽ nỗ lực hợp tác cùng Hàn Quốc và Trung Quốc giúp cuộc họp giữa lãnh đạo ba nước được tổ chức tại Seoul đạt được những kết quả tích cực.”
Có thể tin tưởng rằng, nếu mối quan hệ Trung-Nhật xuất hiện bất đồng trong vài tháng tới, thái độ của ông Abe về những bất đồng trong lịch sử sớm muộn cũng trở nên “tự thêm phiền phức” trong hình thức Tanaka.
Sau khi Nhật Bản thu mua quần đảo Điếu Ngư/Sensaku vào năm 2012, những phản ứng khác nhau của Bắc Kinh và Tokyo khiến quan hệ hai nước rơi vào tình trạng “đóng băng”.
Lập trường của chính phủ Thủ tướng Abe không phù hợp với phía Bắc Kinh, càng khiến cho tình hình “đóng băng chính trị, phát triển kinh tế” giữa hai nước ngày càng xấu đi. Nhưng từ năm 2011, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ cũng trong tình trạng không ổn định do sự lệ thuộc vào Mỹ không ngừng tăng cao. Những điểm yếu bị lộ ra với Mỹ ngày càng nhiều, những lo lắng với Mỹ ngày càng lớn. Điều này khiến những chuyên gia phân tích của Nhật Bản lo lắng, một khi xảy ra bất đồng, Mỹ cũng có khả năng bị “bỏ rơi”. Những hỗ trợ của Mỹ đối với ngân hàng đầu tư châu Á khiến Tokyo có cảm giác bị phản bội.
Trước tình hình này, Nhật Bản bắt buộc phải suy nghĩ không nên để mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi. Sau khi Mỹ kết thúc đàm phán TPP, Nhật Bản cũng bắt đầu chuẩn bị đàm phán khu mậu dịch tự do ba nước Trung, Hàn, Nhật.
Tập Cận Bình cầm đòn bẩy trong quan hệ Trung, Nhật
Trên thực tế, cơn gió làm ấm mối quan hệ Trung, Nhật không phải là vô căn cứ. Theo thông tin ngày 14/10 của Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có buổi hội đàm với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.
Nếu có thể tiến hành hội đàm, lãnh đạo ba nước sẽ tiến hành đàm phán hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là vấn đề của hiệp định FTA giữa ba nước. Ngoài ra, Nhật Bản vẫn đang tìm cách gặp gỡ Chủ tịch Tập trong thời gian diễn ra hội nghị Apec được tổ chức tại Manila vào tháng 11 tới. Điều này là thời cơ tốt nhất của Bắc Kinh có thể lấy chiến lược lợi ích làm đòn bẩy để đối thoại với Nhật Bản.
Thật ra, Bắc Kinh đã bắt đầu thử thoát ra những quan điểm ngoại giao bị chi phối bởi ý thức. Điều này đã làm thay đổi quá trình Mỹ kiềm chế những hành động của Trung Quốc ở quần đảo Điếu Ngư/Sensaku và các đảo tại Biển Đông. Một học giả của Bắc Kinh chỉ ra rằng, trong việc xử lý các vấn đề của hai nước, Trung Quốc vừa cần quan sát đại cục, vừa cần cân nhắc nhằm “phá” Nhật Bản. Nước lớn cần có những lý tưởng lớn, nhiệm vụ lớn, vứt bỏ đất nước để theo đuổi các nước nhỏ là điều nguy hiểm nhất.
Bắc Kinh cần cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản để giúp ổn định môi trường trong khu vực. Khi vấn đề lịch sử, dân trí của Nhật Bản ảnh hưởng đến mối quan hệ của Nhật Bản với các nước như Nga và Triều Tiên, điều này là một bài học sâu sắc cho Bắc Kinh. Tuy nhiên trong các vấn đề xảy ra trên Biển Đông, hai bên vẫn tồn tại những bất đồng và lập trường đối lập. Nhưng khi Trung Quốc đối diện với những kế hoạch lâu dài mà chính phủ Thủ tướng Abe đưa ra, liệu việc xa lánh Tokyo để đến với Mỹ có phải là một lựa chọn khôn ngoan hay không?
Vậy là, cho dù tất cả tầng lớp Trung Quốc đều có thể không tránh khỏi việc bị dắt mũi khi nghe thông tin thủ tướng Abe phát biểu“hy vọng có thể hội kiến với chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường trong thời gian diễn ra các hội nghị được tổ chức vào mùa thu này”, chuyến thăm Nhật của chủ tịch Tập trong năm 2016 tiếp tục càng gần hơn. Nhưng nếu đã như vậy, một việc làm không gây nguy hại, hay còn có lợi cho Trung Quốc, vậy tại sao không thử chứ?
Nghiêm Thu (theo Dwnews)