Tin mới

Chuyên gia: Tại sao Mỹ cần chính sách mới ở Trung Quốc

Thứ năm, 24/09/2015, 10:11 (GMT+7)

Những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung đã đến mức các chuyên gia Mỹ nhận tin rằng, thương mại như bình thường không phải là một lựa chọn.

Những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung đã đến mức các chuyên gia Mỹ nhận tin rằng, thương mại như bình thường không phải là một lựa chọn.

Dự đoán quan hệ hai nước đang ở một “điểm bùng phát” (tipping point) thường là nhận định chung của các chuyên gia Trung Quốc. Sức mạnh của Trung Quốc và có lẽ quan trọng hơn là sự tự tin về sức mạnh ấy của họ đã lớn đến mức Chính sách Mỹ-Trung truyền thống không đủ để quản lý mối quan hệ này nữa.

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN

Chiều đi xuống trong quan hệ Mỹ-Trung dường như đột ngột, nhưng thực tế nguyên nhân là do sự tích lũy dần dần trong những lĩnh vực đang gặp trục trặc.

Ví dụ, hai vấn đề hàng đầu trong lịch trình của chính quyền ông Obma trong chuyến thăm của ông Tập: Tấn công mạng và Biển Đông. Không điều nào là một vấn đề mới, nhưng cả hai đã bị trầm trọng quá lâu đến nỗi chúng đi gần đến điểm khủng hoảng.

Chiến tranh gián điệp mạng

An ninh mạng là một điểm trọng tâm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Cùng với việc tập trung vào củng cố phòng thủ không gian mạng công cộng, ông Obama đã liên tục nhấn mạnh những tác hại đối với thương mại Mỹ từ những tấn công mạng và gián điệp mạng – lĩnh vực mà Trung Quốc là bên vi phạm nổi bật.

Hồi năm 2012, Tướng Keith Alexander, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ nói rằng, gián điệp mạng kinh tế gây ra “sự chuyển đổi giàu có lớn nhất trong lịch sử.”

Tranh cãi về việc làm thế nào để đối phó với gián điệp mạng của Trung Quốc ở Mỹ đã bắt đầu ít nhất từ năm 2011, và các nỗ lực cam kết tạo ra các quy định nhằm giới hạn các hoạt động mạng được phép. Nhưng những nỗ lực ngoại giao đã không thành công.

Ông Obama đã lên kế hoạch xử lý những vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh với ông Tập vào tháng 6/2013, nhưng những rò rỉ về nỗ lực gián điệp mạng của riêng Mỹ đã ngăn chặn hiệu quả ông Obama giải quyết các vấn đề này.

Vào năm 2014, Trung Quốc đã rút khỏi các cuộc đàm phán về tấn công mạng, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 5 quan chức Trung Quốc tội gián điệp mạng.

Sau ba năm, hai bên vẫn cố gắng đề cập đến vấn đề này, trong khi, nó ngày càng lớn.

Căng thẳng về vấn đề Biển Đông

Cũng như vậy, vấn đề Biển Đông không phải là mới, nhưng dần dần trở thành một điểm nóng.

Mỹ lần đầu tiên công khai bày tỏ họ có lợi ích trong khu vực vào năm 2010. Mặc dù không được bàn đến trong nhiều năm giữa hai nước, vấn đề Biển Đông càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Mỹ đã theo dõi trong quan  ngại khi Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, có thể phục vụ như các căn cứ quân sự.

Các quan chức và các quan chức quân đội Trung Quốc đã không thừa nhận Mỹ có bất kỳ quyền nào trong tranh chấp trên Biển Đông, và liên tục khẳng định Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông để ngụy biện cho những động thái của họ.

Không có kết quả đối với những nỗ lực ngoại giao, chính quyền ông Obama đã gây áp lực để thực hiện mạnh mẽ việc thực thi tự do hàng hải trong 12 hải lý của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc trái phép tuyên bố chủ quyền.

Trước chuyến thăm của ông Tập, cả vấn đề Biển Đông và gián điệp mạng được xem là các vấn đề quan trọng cho mối quan hệ này.

Cần những động thái nhỏ

Trong khi đó, những vấn đề này đã trở thành điểm nóng sau nhiều năm. Trước khi Bắc Kinh và Washington có thể thực sự giải quyết những bất đồng, hai bên cần vạch ra cách thảo luận hiệu quả. Đó là việc làm thực tế cần giải quyết trong chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình.

Thay vì những bước đột phá lớn lao, có thể là những động thái quan trọng nhỏ:

Với vấn đề không gian mạng, cần quay lại những cuộc thảo luận được lên lịch trình thường xuyên. Với vấn đề Biển Đông, hai nước cần tìm cách giải quyết dựa trên những thủ tục được hệ thống hóa để tránh những cuộc đụng độ bất ngờ và tiến đến mở rộng Quy tắc tránh xung đột bất ngờ trên biển (CUES).

Còn quá sớm cho một giải pháp chặt chẽ về các vấn đề này, nhưng sau năm năm thảo luận, cả hai bên cần tạo nên một số tiến triển.

Shannon Tiezzi là biên tập viên cấp cao tại tạp chí Diplomat. Cô nghiên cứu chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Bài viết là ý kiến cá nhân của tác giả.

Linh Mai (theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.