Tin mới

Tập Cận Bình nuôi tham vọng lập lại trật tự thế giới

Thứ năm, 15/10/2015, 15:03 (GMT+7)

Trong một số bài phát biểu nổi tiếng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh Bắc Kinh phải có được vị trí lớn hơn trong trật tự toàn cầu, tương đương với vị thế lớn hơn.

Trong một số bài phát biểu nổi tiếng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh Bắc Kinh phải có được vị trí lớn hơn trong trật tự toàn cầu, tương đương với vị thế lớn hơn.

Việc nhiều lần kêu gọi cải cách sự cai trị toàn cầu của ông Tập Cận Bình cho thấy ông đã xác định đặt Trung Quốc vào vị trí bình đẳng với Mỹ trong việc quản lý các vấn đề thế giới, các nhà phân tích nói.

Họ cũng cho rằng những tuyên bố của ông Tập chỉ ra Bắc Kinh sẽ theo đuổi một trật tự mới phản ánh tốt hơn sức mạnh kinh tế của họ.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi hiện trạng trong một bài phát biểu trước cuộc họp để đưa ra quyết định của Bộ Chính trị nước này. Ông cũng từng đưa ra những phát biểu tương tự trong chuyến thăm Mỹ gần đây và tại Tru sở LHQ.

"Trung Quốc muốn được công nhận là một nhân vật quan trọng và trật tự mới cần phản ánh sự cân bằng của các nền kinh tế mới nổi/phát triển", giáo sư Jingdong Yuan đến từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế, ĐH Sydney nhận định.

Benjamin Herscovitch, giám đốc nghiên cứu Chính sách Trung Quốc, một công ty cố vấn và nghiên cứu tại Bắc Kinh nói rằng tầm nhìn của ông Tập Cận Bình "đòi mối quan hệ bình đẳng giữa Trung Quốc và Mỹ".

Tổng thống Mỹ Barack Obama, phu nhân Michelle Obama cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phu nhân Bành Lệ Viện trước khi ăn tối tại Nhà Trắng hồi tháng 9. Ảnh: Reuters

Ông Tập muốn một thế giới mà "Washington không còn lên lớp Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền, an ninh mạng và tranh chấp lãnh thổ, thay vào đó sẽ nhận ra cái được gọi là quyền hợp pháp của Trung Quốc để thực hiện các phần việc mà họ thấy phù hợp", ông Herscovitch nói.

"Trước mắt, ông Tập muốn một trật tự thế giới mà không cường quốc nào có thể đại diện cho những gì mà Trung Quốc xem là "công việc nội bộ của họ".

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi những cơ chế và quy tắc để quản lý sự hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Ông Yuan nói rằng Bắc Kinh muốn một trật tự phản ánh sự thay đổi của thế cân bằng trên thế giới.

Mặc dù cường quốc kinh tế Mỹ đã suy yếu nhiều, Washington vẫn thực hiện quyền lực rất lớn trong nền tài chính toàn cầu, ông Yuan nói đồng thời chỉ ra việc sử dụng đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ và ảnh hưởng của sự thay đổi lãi xuất tới kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc muốn "1 trật tự mà công nhận cả phổ biến của cường quốc mới và sự đa dạng của cả hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trong cộng đồng các nước", ông nói.

Herscovitch nói lời kêu gọi cải cách của ông Tập Cận Bình là phù hợp với quan điểm lâu nay của Trung Quốc: các tổ chức quốc tế cần thực sự phản ánh các đặc điểm đa cực của trật tự thế giới hiện nay.

Các nhà phân tích nói rằng ông Tập đã cố gắng biến Trung Quốc thành một nước có tiếng nói trong số các nước đang phát triển thông qua những sáng kiến như kế hoạch "Một vành đai, một con đường" để tạo ra hành lang kinh tế hàng hải và vùng đất mới.

Các nghệ sĩ kinh kịch Trung Quốc biểu diễn mừng năm mới tại London, nơi chủ tịch Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm cấp nhà nước. Ảnh: Tân Hoa Xã

Gần đây, ông Tập còn thể hiện tham vọng khẳng định mình của Trung Quốc mạnh mẽ hơn.

Kể từ khi lên lãnh đạo đất nước, ông Tập Cận Bình luôn kêu gọi Trung Quốc định nghĩa lại mối quan hệ của mình với Mỹ và các quy tắc của trật tự toàn cầu.

Trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nhà chiến lược Trung Quốc đã kết luận rằng Trung Quốc đã nổi lên mạnh hơn nhiều so với Mỹ.

Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự trong lễ diễu binh kỷ niệm chiến thắng phát xít Nhật. Ảnh: Tân Hoa Xã

Phương Tây thường cáo buộc Trung Quốc không phải là "bên hữu quan có trách nhiệm" nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không muốn nắm lấy những thể chế bao gồm các cấu trúc, lãnh đạo và chính sách do phương Tây quyết định trong thời hậu chiến.

Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã thúc đẩy các chính sách ngoại giao và an ninh quyết đoán, bắt đầu ảnh hưởng tới những cấu trúc này.

Ông Yuan cho biết một trận tự mới được hình thành nghĩa là các quy tắc được viết ra từ cách đây 70 năm tại Bretton Woods và San Francisco sẽ phải viết lại. Trung Quốc muốn "xem xét, sửa đổi và cập nhật các quy tắc".

Bảo Linh (theo SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.