Theo Phys.org, mới đây, trên tạp chí khoa học Science Advances đã công bố một nghiên cứu tiết lộ bí mật được cho là về tổ tiên của muôn loài đặc biệt có cả con người. Theo mô tả trong nghiên cứu này thì những dấu vết với hình thù kỳ quái xuất hiện dưới đáy đại dương khoảng 560-443 triệu năm về trước, được cho là "đường mòn" được lưu lại trên phiến đá do sự xuất hiện của tổ tiên của chúng ta.
Dù những sinh vật từ thời sơ khai đã không còn dấu vết nào trên Trái Đất nhưng chúng đã để lại những hình thù kỳ quái trên các phiến đá mà các nhà khoa học gọi đây là những "bóng ma" dưới đáy biển.
Lý giải về tên gọi của những "bóng ma" này, các nhà khoa học cho biết, trên các phiến đá đáy biển cổ đại xuất hiện những hình thù kỳ lạ dưới dạng hang hốc, lỗ khoan hay các rãnh ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, trong quá trình kiến tạo mảng phức tạp của Trái Đất đã đẩy những phiến đá này lên mặt đất và xuất hiện ở mọi nơi.
Những dấu vết của cuộc sống cổ đại còn lưu lại trên đá.
Điều đáng nói hơn chính là những "bóng ma" ấy lại được các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là tổ tiên của chúng ta và hầu hết động vật hiện đại trên Trái đất. Bằng chứng này đã chứng minh sự tồn tại của những sinh vật không thể có hóa thạch mà chỉ để lại những dấu vết chứng mình sự tồn tại có từ hàng trăm triệu năm trước.
Đến nay, hình dạng thực của những người được gọi là tổ tiên của chúng ta vẫn là một bí ẩn bởi họ có cấu tạo hoàn toàn bằng mô thịt nên sẽ bị thối rữa và tan vào môi trường sau khi chết. Chỉ một số loài đến nay vẫn có giữ lại được hình dáng của loài thủy tổ xưa như ốc, nghêu, sò,...vì phần cứng hóa thạch.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, họ đã mất 20 năm để có thể tìm khắp thế giới về dấu vết của những người cổ đại để lại. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng những sinh vật trên đều xuất hiện ngoài sức tưởng tượng và cũng là dân số đông nhất thời kỳ cổ đại dưới đại dương. Họ di chuyển nhiều và đông nên đã tạo ra những con đường mìn siêu nhỏ ở trên những phiến đá. Thậm chí còn xuất hiện những hang động nhỏ dưới đáy đại dương.
Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về việc các loài động vật đang tích cực "cải tiến" hệ sinh thái của chúng - thông qua việc xây dựng các hang động phong phú và đa dạng dưới đáy biển của các đại dương trên thế giới vào thời cổ đại này.
>>>Xem thêm: Bí ẩn vùng 'nước chết' khiến tàu đang chạy đột ngột bị mắc kẹt
"Đừng bao giờ đánh giá thấp những việc làm của động vật", nhà cổ sinh vật học USask, Gabriela Mángano nói. "Chúng có thể sửa đổi môi trường vật lý và hóa học của mình, từ đó chúng sinh sôi và tìm ra các nguồn tài nguyên mới. Và chúng chắc chắn đã làm tất cả những điều này ở những vùng biển cổ đại này."
Nghiên cứu có thể cung cấp những hiểu biết mới từ quan điểm tiến hóa về tầm quan trọng của các thành tạo đá rộng lớn của một loại đá cổ điển tương tự được tìm thấy ở Canada và các nơi khác, đồng thời giúp xã hội chuẩn bị cho những thách thức sắp tới.
Những nỗ lực kỹ thuật của động vật sản xuất hóa thạch theo dấu vết có thể đã đặt nền tảng cho sự đa dạng hơn trong sinh vật biển. Đây được coi là một trong những tiến hóa cao nhất của tổ tiên khi xây những hang động trong đá.
Nhà nghiên cứu cho rằng việc hiểu được những thay đổi trong quá trình sơ khai của những sinh vật dưới đáy đại dương có thể bổ sung kiến thức và hoàn thiện bản đồ tiến hóa. Nghiên cứu cũng giúp giải quyết một câu hỏi lớn từ hồ sơ địa hóa bởi chúng khiến nhiều người cho rằng phần lớn đại dương cổ đại đã cạn kiệt oxy và không thích hợp cho sự sống.
Theo tiến sĩ Buatois: “Hiểu được những thay đổi diễn ra sớm trong lịch sử hình thành của chúng ta có thể giúp chúng ta đối mặt với những thách thức hiện tại trong đại dương, đặc biệt là đối với những thay đổi về oxy".