"Sát thủ" ẩn mình trong vỏ bọc hoàn hảo này là hồ Karachay nằm ở vùng núi phía nam Ural, thuộc vùng Chelyabinsk, miền trung nước Nga. Thoạt nhìn, đây là một hồ nước tuyệt đẹp được bao quanh bởi núi non hùng vĩ và mây ngàn tự nhiên.
Hồ Karachay (Nga) (ảnh internet)
Tuy nhiên, khi đã khám phá rồi người ta mới nhận ra một chân lý, cái gì càng đẹp càng nguy hiểm và hồ Karachay là một minh chứng như thế. Ngoài vẻ đẹp hùng vĩ thì hồ này còn được mệnh danh là "hồ tử thần" bởi không có bất cứ sinh vật nào sống trong hồ, cũng không có bất cứ ai dám bén mảng lại gần bởi vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.
>> Xem thêm: Vừa mua nhà, người đàn ông phát hiện hang động cổ được giấu kín hàng trăm năm
Người ta kể rằng, hồ Karachay nguy hiểm đến nỗi, một người trưởng thành chỉ cần đứng bên bờ hồ khoảng 5 phút thôi cũng đủ tử vong. Các nhà khoa học sau đó đã chứng minh và đưa ra minh chứng rõ ràng vào năm 1990, một người chỉ cần đứng gần hồ Karachay khoảng 1 giờ cũng đủ bị nhiễm phóng xạ lên tới 600 roentgen, quá đủ để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.
Quang cảnh nơi đây thực sự khiến người xem ngỡ ngàng (ảnh internet)
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là vì hồ Karachay là hồ nước ô nhiễm nhất thế giới. Nó nằm trong Khu liên hợp sản xuất Mayak, một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất và rò rỉ nhất của Nga từ trước tới nay. Chính phủ Nga đã giữ bí mật về Mayak cho tới tận những năm 1990 mới tiết lộ.
>> Xem thêm: Cụ ông tuyên bố đã du hành đến năm 2750, tiên tri đáng sợ về thế giới
Ngày 29/9/1957, một hệ thống làm lạnh tại khu bể chứa nước thải hạt nhân của Mayak đã gặp trục trặc. Sự cố này làm chất thải bên trong khô cạn, nóng đến 350 độ C và gây nổ. Sức mạnh của vụ nổ này tương đương tới 10 tấn thuốc nổ TNT, gây nên một đám bụi phóng xạ khổng lồ.
Mặt nước xanh màu trời (ảnh internet)
Theo thống kê, tổng lượng phóng xạ thoát ra đo được là 20 triệu Ci. Tất cả các cây thông ở một khu vực có diện tích 20km2 xung quanh nơi xảy ra vụ nổ đã chết trong khoảng thời gian 18 tháng. Hầu hết chất thải phóng xạ này đã được thải xuống hồ Karachay, khiến nơi này trở nên vô cùng ô nhiễm và nguy hiểm bậc nhất.
>> Xem thêm: Phát hiện trứng khổng lồ nghi của 'quái vật biển' sống cùng thời khủng long
Suốt nhiều năm trôi qua, môi trường ở xung quanh hồ nước này đã bị nhiễm độc nghiêm trọng bởi các chất phóng xạ như Strontium-90, Cesium-137. Các chuyên gia tính toán rằng con số xấp xỉ 1 tỷ gallon nước ngầm cũng nhiễm phóng xạ. Bởi lượng phóng xạ đo được đã ở mức 4,44 exa becquerels (EBq), gần như tương đương với toàn bộ mức độ được phân bổ trên một khu vực lớn hơn nhiều sau thảm họa Chernobyl.
Nhưng thực tế lại ẩn chứa hiểm họa khôn lường (ảnh internet)
Ở khu vực này, hồ Karachay lại là một hồ nước độc lập nên nó không có lối chảy thoát nước ra ngoài để thanh lọc. Do đó, chính quyền địa phương từng tin rằng chất phóng xạ sẽ không ảnh hưởng ra bên ngoài.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn trái ngược. Bởi theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lý sinh Chelyabinsk, 93% lượng phóng xạ đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và 60% lượng này đã hòa vào nguồn nước ngầm và người dẫn có thể sử dụng lúc nào không hay biết.
Được biết, sau khi thông tin về vụ nổ phóng xạ Mayak được chính phủ xác nhận, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tại vùng Chelyabinsk, tỷ lệ mắc ung thư đã tăng 21%, dị tật bẩm sinh tăng 25% và bệnh bạch cầu tăng 41% trong những năm 1990.
Dòng sông Techa , nơi cung cấp nước sinh hoạt cho các ngôi làng lân cận đã bị ô nhiễm đến mức có tới 65% người dân địa phương bị bệnh do phóng xạ do sử dụng nguồn nước bị ảnh hưởng này.
>> Xem thêm: Chuyện ly kỳ về cô gái 18 tuổi cao 2,5m và sự ra đi đầy cao thượng
Vào mùa đông năm 1966, một đợt hạn hán khủng khiếp đã xảy ra khiến cho hồ Karachay bị cạn kiệt. Từ đây, các loại chất phóng xạ Caesium-137 và Strontium-90 trở thành bụi và bị gió thổi bay khiến chúng phát tán trong khu vực rộng tới 2.700 km2, khiến nửa triệu người bị đe dọa tính mạng vì nhiễm xạ.
Bản đồ "hồ tử thần" Karachay (ảnh internet)
Cũng chính vì sự nguy hiểm luôn rình rập này mà nhiều mảnh đất vô cùng rộng lớn ở vùng Chelyabinsk đã không còn bóng người sinh sống do ảnh hưởng của phóng xạ.
>> Xem thêm: Dọn dẹp làm đường, nhóm công nhân tìm thấy đôi mộ cổ 1.000 năm tuổi còn nguyên vẹn
Chính quyền cũng đã niêm phong hồ Karachay bằng các khối đá tổng hợp và các khối bê tông cực lớn để hạn chế nhất có thể sự lây nhiễm phóng xạ cho các khu vực dân cư sinh sống xung quanh.