Tin mới

"Đường lưỡi bò" kích động chạy đua vũ trang

Thứ tư, 13/07/2016, 21:11 (GMT+7)

Biển Đông đã trở thành một trong những rạn nứt gây nguy hiểm nhất trên thế giới. Bắc Kinh và Washington đang có xu hướng gia tăng sự xung đột và va chạm trên các vùng biển tranh chấp, các tuyến đường hàng hải nơi mà đóng góp đén 60\% sự lưu thông hàng hóa của thương mại toàn cầu.

Biển Đông đã trở thành một trong những rạn nứt gây nguy hiểm nhất trên thế giới. Bắc Kinh và Washington đang có xu hướng gia tăng sự xung đột và va chạm trên các vùng biển tranh chấp, các tuyến đường hàng hải nơi mà đóng góp đén 60% sự lưu thông hàng hóa của thương mại toàn cầu.

Biển Đông có thể khơi mào cho thế chiến thứ 3. Ảnh: Getty

Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague đã phán quyết rằng Trung Quốc không có "danh nghĩa lịch sử" cho các khu vực biển này, nơi mà Trung Quốc đưa ra yêu sách "Đường chín đoạn" - chiến đến hơn 90% vùng biển của khu vực Đông Nam Á.

Đúng như dự đoán, Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của toà PCA với sự khinh miệt, cáo buộc tòa án của "trơ trẽn lạm dụng quyền lực của mình". Các phương tiện truyền thông của nước này cho biết Trung Quốc "phải được chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào" với Mỹ, và không được nao núng do chiến tranh nếu bị khiêu khích.

Đây là sự vụ mới nhất trong một loạt những tiến triển đáng ngại ở châu Á và châu Âu đang lật đổ nhanh chóng hệ thống quốc tế được lãnh đạo bởi Mỹ và phương Tây. Kích động một cuộc chạy đua tái vũ trang toàn cầu mới, gợi lại tiếng vang mạnh mẽ của một cuộc chạy đua tương tự những năm cuối thập niên 1930.

Căng thẳng đã nổi lên ở rất nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, các quỹ đầu tư toàn cầu đang tích cực đặt cược vào cổ phiếu của các công ty công nghệ có liên quan đến việc mở rộng quân sự. Tập đoàn tài chính Nomura của Nhật đã đưa ra một định hướng "Đón đầu chạy đua vũ trang châu Á" như một hàng rào chống lại hệ quả tài chính từ các xung đột tiềm tàng ở biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Những tập đoàn dự kiến sẽ có tiềm năng phát triển nhất tại châu Á trong thời gian tới, hưởng lợi trực tiếp từ các căng thẳng ở châu Á là:  Mitsubishi Heavy Industry và Sumitomo Precision ở Nhật Bản, Trung Quốc sẽ có Tập đoàn Tàu biển Trung Quốc, tập đoàn sản xuất máy bay AVIC , ở Hàn Quốc có tập đoàn hàng không Aerospace  và tập đoàn sản xuất chất nổ Hanwha , cũng như tập đoàn Quốc phòng Reliance và Bharat Electronics tại Ấn Độ.

Cổ phiếu của các tập đoàn quân sự (đỏ) tăng đột biến so với các tập đoàn khác. Ảnh: Nomura

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Trung Quốc đã chi 215 tỉ đô cho quốc phòng trong năm ngoái, tăng gấp năm lần kể từ năm 2000, và hơn cả của cả khối Liên minh châu Âu cộng lại. Phần lớn số tiền này được dùng vào viêc phát triển đội tàu sân bay riêng. Các chuyên gia Mỹ nói đó là "Chiến lược thống trị đại dương" với ngụ ý Trung Quốc tham vọng sẽ sở hữu một đội tàu chiến gồm năm hoặc sáu nhóm tàu ​​sân bay chiến đấu để gia tăng sự ảnh hưởng sức mạnh trên toàn cầu.

Nhật Bản đã sửa đổi điều 9 hiến pháp về quân sự, từ chỗ chỉ là lực lượng phòng vệ tập thể, giờ đây quân đội Nhật Bản có thể tham chiến để bảo vệ đông minh. Việc sửa đổi này đã gây một sự ồn ào lớn và một không khí căng thẳng gia tăng trên toàn châu lục. Nhật bản cũng đã tăng chi tiêu quân sự trong bốn năm qua, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của thủ tướng thuộc đảng Dân tộc của Shinzo Abe, vận hành tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu lớp DDH với lực giãn nước 800 tấn với trang bị máy bay,trực thăng.

Tái vũ trang có tác dụng nghịch lỹ của nó. Nó hoạt động như một hình thức kích thích kinh tế Keynes (thuyết Kê-nơ), như nó đã làm trong những năm cuối thập niên 1930. Các chi tiêu có thể hấp thụ một số thặng dư công nghiệp đang dư thừa, nâng thế giới ra khỏi tình trạng trì trệ tạm thời, nhưng đổi lại là chiến tranh và cái chết của hàng triệu người.

Một quá trình song song cũng đang được tiến hành ở châu Âu, nơi chi tiêu quốc phòng đã được đội lên rất nhiều từ cuộc sát nhập Crimea của Nga , kết thúc những năm bỏ bê và thắt lưng buộc bụng ngân sách quốc phòng . Chi tiêu được dự đoán sẽ tăng 20% ở Trung và Đông Âu trong năm nay , và 9.2% ở Đông Nam châu Âu , theo nghiên cứu của IRIS, Pháp.

Phán quyết ở The Hague là quở trách khắc nghiệt đối với Bắc Kinh. Nó kết luận rằng Trung Quốc đang xâm phạm vào "vùng đặc quyền kinh tế " của Philippines , và các hoạt động bồi đắp, cải tạo, thay đổi hiện trạng trên hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang tiến hành là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc. Ảnh: DSPL

Bắc Kinh tuyên bố không bao giờ chấp nhận tính hợp pháp của các phán quyết vừa qua của PCA và ngay từ đầu họ đã khẳng định rằng bất kỳ phán quyết nào của PCA đều là " giấy vụn " .

Một trong những tâm điểm của xung đột là tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản về sự kiểm soát của các đảo Senkaku/Điếu ngư ở Biển Hoa Đông tiếp tục nổ ra thường xuyên , gây nên tình trạng đáng báo động ở các tuyến đường hàng không và đường biển qua khu vực này. Thậm Chí Trung Quốc còn đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực này nhưng thất bại ê chề vì không nước nào trên thế giới công nhận. Hiện vẫn chưa có cơ chế đường dây nóng tại chỗ để ngăn chặn những cuộc đụng độ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của khu vực này.

Nhưng Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác, gây đau đầu hơn rất nhiều. Lầu Năm Góc đã thể hiện rõ ràng rằng bất kỳ động thái của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa các đảo và bãi cạn Scarborough bất chấp sự phản đối của Philippines sẽ là một bước quá xa, dẫn đến phản ứng quân sự.

Mối lo ngại lớn là "hai bộ phim dài tập" song song ở Đông Á và châu Âu có thể ăn nhập vào nhau . Washington với "Nút thắt châu Á" sẽ chuyển hướng sự tập trung sức mạnh của Mỹ từ Nato đến Viễn Đông , tạo ra một khe hở cho Vladimir Putin của Nga.

Putin đã trang bị cho nước Nga một bộ máy quân sự đáng gờm ngay tại thời điểm này khi EU đã được cắt giảm chi tiêu vào các loại vũ khí hiện đại. Ông ấy sẽ có cơ hội để kiểm chứng và nhấn mạnh lợi thế của Nga, có thể là bằng cách kiểm tra sự đoàn kết của NATO trong vùng Baltic bằng những cuộc "chiến tranh lai".

"Tôi tin rằng châu Âu đứng trên bờ vưc thách thức của chiến lược, chính trị và cũng có thể thấy sự thay đổi sẽ diễn ra mạnh mẽ trong năm năm tiếp theo so với trước năm mươi của thế kỷ trước", Julian Lindley, Phó chủ tịch Hiệp hội Hiệp ước Đại Tây Dương nói.

"Nếu một cuộc xung đột song song nổ ra ở châu Á - Thái Bình Dương, một nước Mỹ đang trong quá căng sức trên nhiều mặt trận sẽ có thể tiếp tục lấp đầy những khoảng trống trong phòng thủ của châu Âu ? "

Không ai biết câu trả lời. Thế giới đã không ở trong tình trạng nguy hiểm như vậy kể từ khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba diễn ra.

Quý Vũ (Telegraph)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news