Mì gói là món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Với sự ngon miệng, chế biến nhanh, mì gói dần trở thành món ăn thường xuyên của những người bận bịu. Có rất nhiều lời đồn đoán xoay quanh việc ăn mì gói gây tác hại cho con người khiến những "tín đồ mì gói" sau khi nghe xong cũng “chột dạ”.
Có những lời đồn đoán rằng chỉ ăn một gói mì thôi cũng đã khiến gan mất đến hơn 30 ngày để thải được chất độc. Tuy nhiên, trên thực tế, câu nói này không hoàn toàn đúng, nó phụ thuộc vào cách ăn của mỗi người. Thứ khiến cho gan mất 32 ngày mới có thể giải độc xong chính là túi gia vị trong đó.
Vương Húc Phong - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe Thủ đô, người sáng lập câu lạc bộ Dinh dưỡng Bắc Kinh chia sẻ với Sohu, cho biết 1 gói gia vị trong mì gói có tới 25 chất phụ gia, đây là con số vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Nếu không muốn gan phải “gánh” nhiều chất độc hại, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Đổ nước mì đầu tiên
Bạn nên trụng mì qua 1 lần nước sôi. Khi thấy mì bắt đầu nở thì đổ nước đầu đi và nấu mới. Điều này giúp lượng muối và dầu thừa dư trong mì được giảm thiểu đáng kể. Lớp sáp dầu bên ngoài gây có tiêu cũng có thể được loại bỏ phần nào. Nhiều người thấy việc trụng mì rườm rà nhưng chúng có thể giúp bạn phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm.
Không bỏ tất cả gói gia vị vào
Mì ăn liền có nhiều muối, tổng lượng muối trong một gói mì là khoảng 6,6g, vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối. Do đó, khi ăn mì, bạn nên cho ít gia vị hoặc không cho gia vị. Nếu cho gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4.
Không húp nước mì
Nước mì thứ hoà tan gia vị, vì vậy mà chúng cũng chẳng khác gì so với gói chứa gia vị cả. Việc dừng thói quen húp nước mì có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch... Đồng thời, bạn cũng có thể ăn mì chung với thực phẩm lành mạnh, bởi mỗi mì sẽ thiếu chất, việc kết hợp cùng các nhóm thực phẩm khác như nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thì mới có thể đảm bảo có được một bữa ăn đa dạng và cân bằng.