(Tinmoi.vn) Trong khi cả thế giới tập trung vào Trung Đông và Ukraine, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn luôn lo lắng về những căng thẳng đang diễn ra dọc biên giới của họ.
Thời gian gần đây, cả thế giới quan tâm đế thảm kịch máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine và cuộc xung đột Israel-Palestine – một trong những điểm nóng của thế giới không có liên quan đến Trung Quốc vẫn đang diễn ra.
Mối quan ngại phổ biến trong các nước láng giềng của Trung Quốc – bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ - đó là những tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự. Và mối quan ngại này ngày càng tăng lên. Thậm chí, ngay cả người Trung Quốc cũng đang lo rằng những va chạm gần đây có thể dẫn tới chiến tranh. Mỹ và châu Âu đang bị tình hình Đông Âu và Trung Đông làm cho “phát điên” nhưng mà không có nghĩa là họ bỏ qua tình hình châu Á. Theo một cuộc điều tra mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện trên gần 15.000 người tại 11 nước châu Á, tình trạng căng thẳng tại khu vực thực sự khiến họ bị ám ảnh.
Khi được hỏi, đa số người dân tại 6/10 quốc gia châu á (không có Trung Quốc) đều đưa ra ý kiến tốt về Trung Quốc. Nhưng quan điểm về châu Á của Bắc Kinh lại rất khác nhau. Có một vài người ủng hộ Bắc Kinh tại Nhật Bản (7% có cái nhìn tốt về Trung Quốc) hay ở Việt Nam (16%) đều cho rằng những tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc đều xuất phát từ sự hận thù trong quá khứ.
Hơn nữa, cả Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đều cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho đất nước mình khi được hỏi về những đồng minh và mối họa hàng đầu.
Đồng thời, hơn 7/10 người Pakistan (78%), Bangladesh (77%), Malaysia (74%) và Thái Lan (72%) bày tỏ quan điểm tích cực về Trung Quốc. Điều này có thể một phần là do những người này nhìn thấy nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc có lợi cho họ. Vả lại, cả Malaysia và Pakistan đều coi Bắc Kinh là đồng minh chính của mình.
Trung Quốc – cường quốc kinh tế và quân sự tại châu Á
Và với trạng thái hiện tại, họ sẽ ngày càng gây hấn với các nước láng giềng. Thật vậy, người dân các nước tại Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á ngày càng quan ngại trước những tham vọng lãnh thổ và các cuộc tranh chấp của Bắc Kinh có thể dẫn tới xung đột quân sự. Nhiều người Mỹ khi quan sát từ xa đã có nỗi sợ hãi này.
Nổi bật nhất trong những xung đột này là tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Nhật Bản tại hòn đảo mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư – một quần đảo không người ở tại biển Hoa Đông. Ngoài ra, Philippines và Trung Quốc cũng đang giành nhau bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và có xung đột với Việt Nam về giàn khoan dầu trái phép tại quần đảo Hoàng Sa, ngoài khơi biển Việt Nam. Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với hầu hết lãnh thổ của nhà nước ở phía đông bắc Ấn Độ mang tên Arunachal Pradesh. Hai nước đã trải qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 và kết quả vùng lãnh thổ này thuộc về Trung Quốc.
Trong cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2013, đa số người dân Philippines (90%), Nhật Bản (82%), Hàn Quốc (77%) và Indonesia (62%) cho rằng những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là vấn đề lớn đối với đất nước họ. Và gần như toàn bộ người dân Nhật Bản (96%), Hàn Quốc (91%) và phần lớn người dân Philippines (68%) coi việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự là điều tồi tệ đối với đất nước họ.
Trong cuộc thăm dò năm 2014 của Pew, đa số người dân của 8/11 nước châu Á được điều tra đều lo ngại trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc có thể dẫn tới xung đột quân sự với các nước láng giềng. Trong số những nước gần cận Trung Quốc nhất, tỷ lệ này gần như áp đảo: Philippines 93%, Nhật Bản 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc là 83%. Hơn nữa, 61% người dân Philippines và 51% người Việt Nam nói rằng họ rất quan ngại về khả năng sẽ có một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh.
Thậm chí, có nhiều Trung Quốc cùng chung nỗi lo này. Khoảng 62% người Trung Quốc lo rằng nước họ sẽ có xung đột với các nước láng giềng chỉ vì va chạm về lãnh thổ.
Cuộc khảo sát năm 2013 của Pew Research đã chỉ ra ít nhất một hàng xóm – “kẻ thù” sâu nặng với Trung Quốc, đó là Nhật Bản. Tại thời điểm đó, 78% người Trung Quốc nói rằng Nhật Bản đã không đưa ra lời xin lỗi thích đáng cho những hành động quân sự của họ từ năm 1930 đến 1940.
Khoảng 52% người Indonesia và 50% người Thái Lan quan ngại về các cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có chung đường biên. 49% người dân Pakistan có cái nhìn tốt về Trung Quốc và là đối tác chiến lược, hợp tác kinh tế với Bắc Kinh nhưng cũng lo ngại rằng tham vọng của Bắc Kinh có thể dẫn tới chiến tranh.
Thái độ “tình cảm” của Hàn Quốc trái ngược hẳn với các nước láng giềng khác của Trung Quốc khi đối xử với “ông lớn” của châu Á. Khoảng 56% người dân Hàn Quốc vẫn còn duy trì những ý kiến tốt về Trung Quốc, có lẽ bởi vì 57% người dân nước này cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có lợi cho Hàn Quốc. Nhưng 83% người dân quan ngại rằng những tranh chấp lãnh thổ sẽ dẫn tới xung đột quân sự.
Trong khi đó, người Mỹ nhìn nhận tất cả căng thẳng tại châu Á với con mắt cảnh giác. Mỹ là đồng Minh Quân sự lâu đời với Nhật Bản, có hiệp ước quân sự mới với Philippines, có mối hợp tác kinh tế mới chớm với Việt Nam và có lợi ích lâu dài trong việc cải thiện mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Với những lợi ích như vậy tại một châu Á ổn định, 2/3 người Mỹ (khoảng 67%) quan ngại rằng những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự khu vực.
Trong sự trỗi dậy của Bắc Kinh như một cường quốc quân sự và kinh tế tại khu vực và trên toàn cầu, các quốc gia đều cho rằng những tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh sẽ đe dọa sự ổn định. Chưa cần biết ai đúng, ai sai trong những tuyên bố chủ quyền, hành động của bắc Kinh đều đang khiến các nước láng giềng quan ngại về hòa bình tương lai tại khu vực.
Ngay cả khi Washington và các nước phương Tây vướng bận tình hình Ukraine và Trung Đông thì châu Á vẫn đang “sôi sục” hướng về 1 điểm nóng. Người châu Á lo lắng. Người Mỹ lo lắng và những mối quan ngại này ngày càng tệ đi.
Bảo Linh (Theo tin tức foreignpolicy)