Nhiếp ảnh gia Beth Moon đã trải qua 14 năm du lịch khắp thế giới để tìm kiếm những loài cây già cỗi nhất trên thế giới. Mỹ, cũng như các vùng sâu vùng xa và các khu bảo tồn ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi là nơi bà từng đến.
Cây “Trái tim của rồng” 500 tuổi là “độc nhất vô nhị” ở đảo Socotra, Yemen. Sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, bao nhiêu năm qua chúng đã mọc ra các nhánh qua để tìm hơi ẩm từ sương mù cao nguyên. Tán của nó lan rộng đặc biệt như một chiếc ô phồng từ trong ra ngoài.
Cây sồi Bowthorpe trong truyền thuyết, với thân cây gồ ghề, các nhánh cây xù xì và ngọn cây lan rộng, đứng sừng sững giữa đồng cỏ rậm rạp bên ngoài một ngôi nhà đá ở nông trại ở Bourne, Lincolnshire. Với đường kính 12,19 m, nó đang cạnh tranh với cây sồi có chu vi lớn nhất đang sống ở Anh. Nó cũng có lẽ là cây sồi sống lâu đời nhất, với dự đoán khoảng 1.200 năm.
Một bông hồng sa mạc mọc lên trên đảo Socotra, Yemen, nơi được UNESCO chứng nhận là di sản thế giới. Loài cây này trữ nước trong phần thân của nó để có thể sống sót trong điều kiện khí hậu khô cằn.
Cây dẻ Tây Ban Nha trong lâu đài Croft, Herefordshire, Anh đã sống qua khoảng 4-5 thể kỷ.
Ở Wakehurst Place có một mỏm đá sa thạch tối tăm. Hàng trăm mùa đông nước Anh đã sói mòn từng tấc đất ở đây, nhưng những cây thủy tùng của khu rừng vẫn sừng sững và thích nghi với điều kiện sống xung quanh chúng. Chúng cắm những cái rễ đen cuồn cuộn của mình vào sâu các tầng đá xanh khổng lồ của mỏm núi.
Trong ảnh là hai cây thủy tùng uy nghi trấn giữ trước ngôi chùa ở Stow-on-the-Wold, Gloucestershire. Chúng được cho là được trồng vào khoảng thế kỷ 18 và vẫn đứng vững, là lối vào của một nhà thờ ở tây nam nước Anh.
Những cây baobap uy nghi và kỳ lạ nhưng đầy duyên dáng này dường như dễ dàng lớn và cao đến khoảng 30,5 m.
Chúng được thấy duy nhất ở đảo Madagascar. Chúng có thể làm gỗ, sợi, nhuộm, làm dây thừng, làm chất đốt và nhiều thứ khác. Những cây baobap trong khu rừng nhỏ này được coi là "Đại lộ Baobap", đã khoảng 800 tuổi.
Đáng buồn là khu rừng nhiệt đới rậm rạp hiện chỉ còn khoảng 20-25 cây baobap. Đại lộ này được chấp thuận nằm trong tình trạng bảo vệ tạm thời vào năm 2007, như bước khởi đầu để bảo vệ tương lai của biểu tượng hoang dã đầu tiên của Madagascar.
Theo Chi MK/Discovery News