Tin mới

Trung Quốc “nuốt lời” trong vấn đề Biển Đông

Thứ tư, 16/09/2015, 08:45 (GMT+7)

Trung Quốc đã tiếp tục cải tạo đất ở Biển Đông trong tháng này sau hơn 4 tuần tuyên bố ngưng lại hoạt động phi pháp này, một chuyên gia Mỹ cho biết.

Trung Quốc đã tiếp tục cải tạo đất ở Biển Đông trong tháng này sau hơn 4 tuần tuyên bố ngưng lại hoạt động phi pháp này, một chuyên gia Mỹ cho biết.

Viết chú thích ảnh ở đây.Ảnh vệ tinh chụp Đá Vành Khăn ngày 8/9. Nguồn: CSIS's AMTI/Digital Globe

 

Bằng chứng về việc Trung Quốc tiếp tục nạo vét tại quần đảo Trường Sa có thể làm phức tạp chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới khi Mỹ quan ngại về sự theo đuổi quyết đoán của Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ tại châu Á. Theo dự kiến, vấn đề này sẽ được đề cập tới với mật độ cao trong chương trình nghị sự giữa 2 bên.

Bonnie Glaser đến từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Washington nói rằng những bức ảnh được chụp hồi đầu tháng 9 này cho thấy hoạt động nạo vét tại Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Có thể nhìn thấy các tàu nạo vét tại Subi đã bơm bùn cát lên những khu vực giáp đê biển được xây dựng gần đây và mở rộng kênh để tàu thuyền đi vào vùng biển quanh rạn san hô này.

Tại Đá Vành Khăn, một tàu nạo vét đang mở rộng kênh để tàu thuyền dễ dàng đi vào hơn. Tương lai, nơi này có thể được dùng làm căn cứ hải quân, bà Glaser nói.

Ngày 5/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh đã ngừng khai hoang ở Biển Đông.

Bà Glaser nói rằng hoạt động của Trung Quốc dường như tập trung vào các công trình phục vụ mục đích quân sự.

Các bức ảnh chụp Đá Chữ Thập cho thấy một đường băng dài 3.000 m đã được sơn mới và hoàn thiện, các bãi đỗ trực thăng, một mái vòm radar, một tháp giám sát và có thể cả các phương tiện vệ tinh liên lạc.

Các chuyên gia an ninh nói rằng 1 đường băng dài 3.000 m có thể chứa được hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc.

Bà Glaser cho rằng sự chuẩn bị rõ ràng của Trung Quốc khi xây dựng những đường băng tương tự trên đá Subi và Đá Vành Khăn đã dấy lên câu hỏi đó là liệu việc này có thách thức đến tự do hàng hải và hàng không trong tương lai.

"Sự tồn tại của việc nạo vét, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc nhấn mạnh sự không sẵn lòng kiềm chế và tìm kiếm con đường ngoại giao để làm giảm căng thẳng từ phía Bắc Kinh", bà Glaser nhận định.

"Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ, Bắc Kinh dường như muốn gửi một thông điệp tới Tổng thống Barack Obama đó là Trung Quốc xác định thúc đẩy lợi ích của mình tại Biển Đông cho dù việc này làm tăng căng thẳng trong quan hệ với Mỹ".

Hôm 14/9, Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS - cơ quan cung cấp các ảnh vệ tinh - cho biết 3 đường băng tại Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc đe dọa tất cả lưu lượng máy bay đi lại qua khu vực trong tương lai.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn ngoan cố khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và thành lập các căn cứ quân sự tại đó.

Bảo Linh (theo Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news