(Tinmoi.vn) Các chuyên gia vũ khí Nga khẳng định, vào thời điểm hiện tại rất khó để lực lượng ly khai sử dụng được hệ thống tên lửa phòng không Buk để bắn hạ máy bay MH17 gặp nạn của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk
Thảm họa kinh hoàng xảy ra đối với máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines vào ngày 17/7 vừa qua đã làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng (298 người).
Theo nguồn tin ban đầu, chiếc Boeing 777 đã bị trúng tên lửa và rơi xuống ở khu vực miền đông Ukraine, nơi đang diễn ra các cuộc đấu súng leo thang giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai. Sau vụ việc, Mỹ cũng như chính quyền Kiev đã cáo buộc lực lượng ly khai ở khu vực miền đông Ukraine là thủ thạm dẫn đến thảm kịch kinh hoàng này và cho rằng, lực lượng ly khai đã dùng hệ thống tên lửa phòng không Buk do Nga sản xuất để bắn hạ máy bay chở khách Boeing 777.
Lực lượng ly khai đã bác bỏ mọi cáo buộc trên và nhấn mạnh không liên quan gì đến vụ việc trên. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine cũng luôn nói rằng, quân đội nước này hoàn toàn không dính líu gì đến thảm họa máy bay chở khách của Malaysia.
Các chuyên gia vũ khí của Nga cho rằng, rất khó để có thể khẳng định lực lượng ly khai đã sử dụng hệ thống tên lửa Buk để bắn hạ máy bay Boeing 777 vì những lý do sau:
Thứ nhất là lực lượng ly khai nếu đang sở hữu hệ thống tên lửa Buk thì cũng rất khó để có thể điều khiển hiệu quả tổ hợp vũ khí này. Để hệ thống Buk có được khả năng hoạt động tốt thì cần phải có các chuyên gia và xạ thủ tên lửa nhiều kinh nghiệm và có sự hiểu biết công nghệ kỹ thuật khá phức tạp bao gồm việc phân tích dữ liệu radar, điều khiển và căn chỉnh phạm vi cũng như thời điểm ra lệnh khai hỏa. Ở đây còn chưa nói đến độ cao lên đến 10 km mà chiếc máy bay Boeing 777, với phạm vi này thì đòi hỏi độ chính xác khi điều khiển hệ thống Buk phải rất cao, không được vi phạm bất kỳ sai sót nào thì mới có thể bắn trúng được. Trong khi đó lực lượng ly khai hiện nay không có các chuyên gia tên lửa và sỹ quan phòng không thiện chiến nên việc cáo buộc đến họ là cần phải xem xét lại.
Thứ 2 đó là loại đầu đạn của tên lửa thuộc hệ thống Buk có trọng lượng khoảng 30-40 kg thuốc nổ cực mạnh, theo nguyên tắc thông thường thì khi máy bay đang bay ở độ cao và vận tốc tương đương với máy bay Boeing 777 mà bị trúng đạn tên lửa thì sẽ bị nổ tung trên không chứ máy bay không rơi xuống đất mới phát nổ như vụ việc khủng khiếp vừa qua.
Một số nguồn tin lại cho rằng, rất có thể máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị trúng pháo không đối không hoặc là các tên lửa tầm nhiệt không đối không được phóng từ các máy bay chiến đấu hoặc tiêm kích.
Chính phủ Nga hiện nay đang kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra công khai và minh bạch về thảm họa trên. Đồng thời Nga kêu gọi lực lượng ly khai ở khu vực miền đông Ukraine và chính quyền Kiev cần phải ngừng bắn ngay lập tức.
Yên Hưng (Theo Newsland)