Tin mới

Có thể sẽ không bao giờ tìm thấy nơi máy bay phát nổ

Thứ sáu, 14/03/2014, 16:45 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chiếc Boeing dài 200 ft (60,96 m), nặng 500.000 pound (226,8\nt) nhưng giờ việc tìm kiếm nó như mò kim đáy bể.

 

(Tinmoi.vn) Chiếc Boeing dài 200 ft (60,96 m), nặng 500.000 pound (226,8 t) nhưng giờ việc tìm kiếm nó như mò kim đáy bể.

Một quan chức quân đội Việt Nam đang quan sát qua cửa sổ máy bay vào ngày 13/5 trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia bị mất tích.

Vào năm 1972, một chiếc máy bay của hãng Pan Alaska, Mỹ với 1 phi công và 3 hành khách cất cánh từ ranh giới giữa Anchorage và Juneau, thành phố Alaska, Mỹ vẫn tiếp tục bay trong điều kiện thời tiết xấu. Sau lần cuối cùng liên lạc với kiểm soát không lưu, nó không bao giờ có thể tới Juneau nữa.

Một cuộc tìm kiếm cường độ cao bắt đầu được tiến hành trong vòng 325.000 dặm vuông khu vực đất liền và biển, với 3.600 giờ bay để tìm kiếm các mảnh vỡ máy bay. Cuộc tìm kiếm đã ngừng lại sau 39 ngày tìm kiếm và Cục An toàn không vận quốc gia Mỹ thừa nhận không thể tìm ra nguyên nhân.

Ở trường hợp chiếc Boeing 777, chuyến bay số 370 của Malaysia, radar là công cụ hữu hiệu nhất trong trường hợp nếu nó bị rơi xuống biển mà không ai biết. Hai cách cơ bản để tìm kiếm chiếc máy bay là: radar và trao đổi thông tin liên lạc của phi công.

Có hai loại radar. Một loại cơ bản, còn được gọi là “skinpaint” sẽ đơn giản là phản chiếu lại vật thể. Nó sẽ không cho biết bất cứ thông tin gì về đường đi của vật thể. Radar cơ bản cũng cho thấy các mảnh vỡ rơi ra từ một vụ nổ máy bay bằng hình ảnh một vật thể đột ngột biến thành nhiều vật thể nhỏ khác.

Radar thứ hai phụ thuộc vào bộ truyền phát của máy bay. Đó là một thiết bị được gắn vào mũi máy bay. Máy phát này sẽ gửi tín hiệu đến một trạm kiểm soát không lưu, nơi sẽ nhận diện chuyến bay và độ cao của nó. Hơn loại radar cơ bản, nó sẽ cho biết nhiều thông tin giá trị về chiếc máy bay được theo dõi.

Bộ truyền phát của chuyến bay 370 đã ngừng chuyển thông tin 45 phút, có nghĩa là các nhà kiểm soát không lưu ở Kuala Lumpur không thể tiếp tục liên lạc với máy bay. Theo hướng bay theo kế hoạch ban đầu, máy bay 370 có thể đi về hướng Tây về phía eo biển Malacca hoặc có thể xa hơn.

Bởi vì bộ truyền phát của máy bay không hoạt động nên radar cơ bản là phương tiện theo dõi duy nhất, tức là chỉ có thể phản chiếu vật thể một cách thô sơ. Trong trường hợp này, máy bay có thể tiếp tục bay mà không bị phát hiện trong vùng được radar kiểm soát.

Một số trường hợp máy bay khác mất tích và không thể tìm được dấu vết. Vào năm 1962, một chiếc máy bay vận tải quân sự đã biến mất trên biển Thái Bình Dương sau khi cất cánh từ Guam. Một cuộc tìm kiếm gồm 48 máy bay đã được tiến hành, nhưng không dấu hiệu nào được tìm thấy.

Đối với chiếc máy bay Malaysia, khu vực tìm kiếm tiếp tục mở rộng đến 27.000 dặm vuông, gần gấp đôi diện tích ban đầu. Thứ 5, các quan chức cho biết họ đã lên kế hoạch tìm kiếm về phía Ấn Độ DƯơng.

Ông Griffin nói: Gần như không thể rà soát một khu vực đồ sộ như vậy bằng các máy bay bay thấp và tàu thủy. “Đó là một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt. Đó là một vùng biển khổng lồ, nhiều địa hình phức tạp, hẻo lánh.”

Sau vụ nổ của chiếc máy bay Alaska, Quốc hội Mỹ buộc các chuyến bay quốc tế, như chuyến bay Kualua Lumpur-Bắc Kinh phải có bộ truyền phát ELT. Tuy nhiên, nếu chiếc máy bay Malaysia có lặp đặt thiết bị này thì nó đã không được phát hiện. Điều đó có nghĩa, máy bay đã bị phát nổ trong một vùng nằm ngoài vùng phủ sóng, thiết bị bị hỏng hoặc đã hạ cánh ở đâu đó an toàn.

Chiếc Boeing dài 200 ft (60,96 m), nặng 500.000 pound (226,8 t) nhưng giờ việc tìm kiếm nó như mò kim đáy bể.

W.2 (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news