Theo Sci-News, một nhóm khảo cổ học người Nhật Bản vừa phát hiện một chiếc rìu cổ xưa làm bằng xương, dài khoảng 13 cm ở Konso, phía tây nam đất nước Ethiopia.
Chiếc rìu cổ xưa làm bằng xương được phát hiện tại Ethiopia. Ảnh: IFL Science
>>> Xem thêm: Thâm nhập hang động sâu phát hiện cảnh tượng chưa từng thấy sau nhiều thập kỷ ẩn mình
Chiếc rìu này được chế tác vô cùng tinh xảo với kích thước 12,8 x 7,5 x 4,6 cm và vẫn còn rất sắc bén. Qua phân tích tuổi của lớp đá chứa mảnh xương, nhóm khảo cổ kết luận nó được chế tạo khoảng 1,4 triệu năm trước.
Theo mốc thời gian này, 1,4 triệu năm trước, nhân loại chỉ có chủng người Homo erectus tồn tại. Đây được biết đến như loài đầu tiên thuộc chi Người phát triển đôi chân thuận lợi với việc chạy bộ.
Chủng người Homo erectus tồn tại cách đây 2.000.000 - 250.000 năm. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Tìm thấy cục sắt trong vườn, 30 năm sau mới phát hiện là báu vật
Nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản, Ethiopia và Hồng Kông, đứng đầu bởi nhà cổ sinh vật học Gen Suwa (Đại học Tokyo, Nhật Bản) đã phát hiện tổng cộng 44 "vết sẹo thứ cấp", bao gồm 28 vết ở mặt vỏ và 16 ở mặt trong của công cụ. Các dấu vết này là bằng chứng của việc con người đã cố đục đẽo, chế tạo để công cụ hoàn hảo hơn. Đâu là một trong những chiếc rìu tay có khả năng cắt hiệu quả nhất từng được khai quật.
Các công cụ vừa được khai quật. Ảnh: Internet
Những vết sứt và vết nạo trên chiếc rìu mới phát hiện chỉ ra, người xưa tạo hình nó theo phong cách Acheulean. Chiếc rìu có đầu nhọn và cạnh sắc dài 5 cm. Các chuyên gia cũng phát hiện vật liệu chế tạo rìu rất đặc biệt.
Kích thước mảnh xương cho thấy nó được lấy từ một loài vật lớn. Nhóm nghiên cứu xem xét nhiều loài thú lớn ở bán đảo Sừng châu Phi trong thời kỳ này như voi, tê giác, hươu cao cổ và hà mã. Dựa vào hình dạng và cấu trúc xương, họ kết luận chiếc rìu làm từ phần xương đùi dài và cứng chắc của hà mã.
Hình ảnh mô tả cách săn bắn của chủng người Homo erectus. Ảnh: Internet
Điều này cho thấy chủng người Homo erectus là những thợ săn rất thiện nghệ. Ngay kể cả ngày nay, voi, tê giác hay hà mã đều là những động vật rất nguy hiểm và phải có những loại vũ khí mới hạ được chúng.
Theo các bằng chứng ít ỏi còn sót lại của kỷ băng hà, hà mã thờ cổ đại to lớn hơn hà mã hiện đại, trong khi những con hiện đại có con nặng trên 3 tấn! Tuy nhiên không loại trừ giả thuyết họ tìm kiếm xương từ một sinh vật chết.
>>> Xem thêm: Chơi trong vườn, đứa trẻ phát hiện 'báu vật' dưới lớp bùn cùng câu chuyện bí ẩn phía sau
Ngoài ra, Ethiopia cũng là một điểm đến ưa thích của dân khảo cổ học. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm được vô số bằng chứng về những chủng người cổ đại đã tuyệt chủng. Theo truyền thuyết Ethiopia, mảnh đất xinh đẹp bên sông Nile xanh này chính là nơi Chúa chọn để xây dựng vườn địa đàng Eden.
Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho rằng phát hiện mới về công cụ xương này, cùng với các phát hiện trước đó về những công cụ đá đa dạng và tinh xảo, đã cho thấy loài người cổ này phát triển vượt xa suy nghĩ của chúng ta.