Tin mới

Cựu ngoại trưởng Nga: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao

Chủ nhật, 20/03/2016, 16:01 (GMT+7)

Ông Igor Ivanov-cựu ngoại trưởng Nga cho biết, căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine đã khiến nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại châu Âu gia tăng một cách đáng báo động

Ông Igor Ivanov-cựu ngoại trưởng Nga đánh giá, căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine đã khiến nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại châu Âu gia tăng một cách đáng báo động

Theo thông tin được Reuters đăng ngày 19/3, ông Igor Ivanov-ngoại trưởng Nga từ năm 1998-2004 hiện đang đứng đầu một viện chiến lược của chính phủ Nga đặt tại Moscow. Ông đã có bài phân tích về "nguy cơ đối đầu bằng vũ khí hạt nhân tại châu Âu đang tăng cao so với những năm 1980"

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ mỗi nước còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân, chiếm đến 90% kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới. Hiện nay, tuy đã cắt giảm lượng vũ khí hạt nhân nhưng tốc độ quá trình diễn ra còn tương đối chậm.

Việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đẩy nguy cơ chiến tranh hạt nhân Nga-châu Âu tăng cao

Ông này cũng cho rằng, tuy sở hữu ít đầu đạn hơn, nhưng nguy cơ số vũ khí này được sử dụng bởi Nga đang ngày càng tăng. 

Theo vị cựu ngoại trưởng này, việc Mỹ thiết lập hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa tại châu Âu đang khiến tình hình ngày càng căng thẳng.

Theo thông tin ban đầu, một phần hệ thống được đặt tại Ba Lan, theo dự kiến có thể đi vào hoạt động từ năm 2018. Hành động này được cho là nhạy cảm với Nga do sức mạnh của Mỹ đã được đưa đến sát biên giới nước này.

Thế nhưng, Mỹ và NATO khẳng định hệ thống phòng thủ này chỉ có nhiệm vụ bảo vệ châu Âu trước các tên lửa đạn đạo của Iran và không có khả năng tấn công cũng như bắn hạ tên lửa của Nga

Ông Ivanov tái khẳng định, nếu Mỹ triển khai hệ thống này tại Ba Lan, Nga sẽ đáp trả bằng việc đưa hệ thống phòng thủ tối Kalininggrad.

Vị cựu Ngoại trưởng này dự đoán, quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Ukraine đã bị chia cắt nghiêm trọng và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. 

Vì vậy, Nga nên từ bỏ ảnh hưởng ở khu vực châu Âu để trở thành lãnh đạo khu vực Á - Âu rộng lớn hơn, trải dài từ Belarus đến biên giới Trung Quốc.

Nghiêm Thu (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news