Đề xuất chủ động lây Covid-19 để thử vắc xin gặp nhiều ý kiến phản ứng. Ảnh: AP
Việc chế tạo một loại vắc xin thường trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1 và 2 là thử nghiệm trên động vật và một nhóm người nhỏ để kiểm tra tính an toàn, khả năng tạo miễn dịch. Giai đoạn 3 là thử trên một số lượng người lớn trong vài năm để đánh giá hiệu quả. Thế nhưng có nhiều trường hợp dịch bệnh, người ta đã chủ động lây nhiễm cho nhiều người để rút ngắn thời gian của giai đoạn 3. Phương pháp này gọi là chủ động nhiễm trên người HTC, từng được sử dụng trong dịch cúm mùa, sốt rét, sốt xuất huyết, tả và thương hàn và không sử dụng cho những bệnh có tỷ lệ tử vong cao như Ebola, bệnh than.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, các nhà hoạt động Mỹ đã phát động một chiến dịch "1 Day Sooner" (Sớm hơn một ngày) để kêu gọi người tình nguyện nhiễm virus. Chiến dịch nhằm tìm kiếm những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, dùng vắc xin sau đó tự nguyện nhiễm Covid-19 để xem hiệu quả của thuốc. Đến nay đã có hơn 9.000 người từ hơn 50 quốc gia đăng ký tham giả thử nghiệm.
Đề xuất này đã bị nhiều nhà khoa học và tổ chức phản ứng bởi chúng ta còn biết quá ít tác động của Covid-19 về lâu dài, do đó, không biết được phương pháp HTC có phù hợp hay không.